
























Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, thực trạng thành quả các chính sách điều hành từ sau đại dịch Covid-19
Typology: Exercises
1 / 32
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Lâm Anh Mã lớp học phần: 231FIN82A Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Danh sách thành viên nhóm:
**1. Nguyễn Thị Hòa 25A
STT Họ và tên sinh viên Mã sinh viên Mức độ hoàn thành Chữ kí xác nhận 1 Nguyễn Thị Hòa 25A4050057 100% Hòa 2 Nguyễn Huyền Trang 25A4053322 100% Trang 3 Trần Thị Quỳnh 25A4050959 100% Quỳnh 4 Đoàn Hải Yến 25A4012428 100% Yến 5 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4052054 100% Yến 6 Phạm Thị Kim Thư 25A4051263 100% Thư 7 Nguyễn Thế Nam 25A4031263 100% Nam
CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ CSTTQG Chính sách tiền tệ quốc gia NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTG Ngân hàng trung gian NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc VND Đồng Việt Nam
Hình 1. Mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ........................... 3 Hình 2. Mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ......................... 4 Hình 3. Mô hình Ngân hàng Trung ương Trung Quốc......................................... 8
Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường cho nên vấn đề sản xuất, kinh doanh, đầu tư… là một trong những lĩnh vực mà mọi người quan tâm. Đối với Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, tốc độ phát triển ở các ngành và trong từng khu vực vẫn còn khoảng cách, người nông dân vẫn còn nghèo và lạc hậu. Vì thiếu nguồn lực cho nên việc phát triển trong sản xuất, nông nghiệp,….. vẫn còn hạn chế. Nhưng trong xu thế hiện đại hóa ngày nay vấn đề về nguồn lực không là trở ngại nữa vì nhu cầu vay vốn của người dân đã được đáp ứng bởi các ngân hàng. Các ngân hàng có thể cho người dân vay vốn để đầu tư hoặc có thể cho người dân gửi tiết kiệm để sinh lời… Ta có thể thấy vai trò của các ngân hàng vô cùng quan trọng không chỉ quan trọng đối với người dân mà của cả nền kinh tế. Bên cạnh những cái lợi mà các ngân hàng đem lại ta phải biết, Ngân hàng cũng là các doanh nghiệp kinh doanh với mục đích là lợi nhuận cho nên việc rủi ro là không thể tránh phải. Vấn đề rủi ro này không chỉ liên quan đến quá trình hoạt động mà còn liên quan đến rủi ro về đạo đức nghề nghiệp. Như ta thấy thực trạng mới nhất hiện nay có một số các ngân hàng đã lợi dụng sự tin tưởng của mọi người mà chiếm đoạt tài sản làm của riêng, hoặc tiền gửi của người dân bỗng nhiên trở thành hợp đồng bảo hiểm … Để bảo vệ lợi ích cho người dân cũng như các ngân hàng mỗi một quốc gia đều có một cơ quan hoặc nhiều cơ quan giám sát riêng về lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… Như ở Việt Nam ta có thể thấy một cơ quan giám sát lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng là Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng để tạo ra sự mới mẻ để tìm hiểu sâu về mô hình hoạt động của NHTW của quốc gia mình cũng như lợi ích chức năng mà NHTW đem lại nhóm đã không chọn nghiên cứu về Việt Nam mà chọn một quốc gia láng giềng là Trung quốc với sự phát triển vượt bậc gần như đứng đầu thế giới, tìm hiểu cách thức hoạt động vị trí pháp lý, mô hình để có thể đưa ra những bài học mới mẻ cho đất nước, để từ đó có thể phát triển và hoàn thiện mình hơn.
1. Lịch sử hình thành và khái niệm NHTW a. Sự ra đời của các ngân hàng Trung ương: Ngân hàng Trung ương đã trải qua 3 thời kỳ: Thời kỳ 1: hình thành ngân hàng sơ khai (từ 3500-1800 trước Công nguyên) Thời kỳ 2: phát triển hệ thống ngân hàng (thế kỉ V đến XV) Thời kỳ 3: chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phát triển thành ngân hàng phát hành (thế kỉ XV đến thế kỉ XVII)
Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ với NHTW cùng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo sự hiệu quả.
1. Khái quát về NHTW Trung Quốc a. Lịch sử Ngân hàng trung ương Trung Quốc, hay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People's Bank of China - PBOC) được thành lập vào ngày 11 tháng 2 năm 1948, sự thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất của 3 ngân hàng : ngân hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc. Trụ sở đặt tại Bắc Kinh từ năm 1949, trước đây trụ sở đặt tại Thạch Gia Trang tỉnh Hồ Bắc. NHTW Trung Quốc cũng là một trong số những ngân hàng đầu tiên trên thế giới. b. Mô hình NHTW Trung Quốc NHTW Trung Quốc là ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ. Bộ máy ngân hàng gồm 18 vụ, phòng và cơ quan chức năng.
Hình 3. Mô hình Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Luật về Ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995, được sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định: “Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là NHTW của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Dưới sự lãnh đạo của Quốc vụ viện, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc hoạch định và thực thi CSTTQG, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tài chính và duy trì sự ổn định tài chính”(Điều 2); “Toàn bộ vốn của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc do nhà nước cấp và thuộc sở hữu của nhà nước” (Điều 8). Các Phó Thống đốc do Thủ tướng Quốc vụ viện bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm (Điều 10). NHTW ở Trung Quốc áp dụng hệ thống trách nhiệm tập trung của Thống đốc. Thống đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của toàn ngân hàng, các Phó Thống đốc trợ giúp Thống đốc hoàn thành trách nhiệm (Điều 11). c. Vị trí pháp lý Địa vị pháp lý của PBOC được quy định trong Hiến pháp và các luật pháp liên quan. NHTW Trung Quốc có quyền duy nhất phát hành và quản lý đồng nhân dân tệ - tiền tệ chính của Trung Quốc.
Quyết định thực thi chính sách của PBOC được đưa ra dựa trên phân tích kinh tế, tình hình tài chính và mục tiêu chính sách. Mục tiêu cuối cùng là duy trì ổn định tài chính và tiền tệ, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững. -Về quan hệ với ngân sách: Quan hệ giữa PBOC và ngân sách của chính phủ là một quan hệ tương tác và cùng phối hợp nhằm đảm bảo ổn định và phát triển của ngân sách và hệ thống tài chính trong nền kinh tế Trung Quốc. Quản lý dự trữ ngoại hối: Bao gồm việc mua bán và quản lý các loại ngoại tệ khác nhau. Dự trữ ngoại hối của PBOC có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách của chính phủ, bảo vệ tỷ giá hối đoái và đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế. Cung cấp tài trợ cho chính phủ: Thông qua việc mua lại trái phiếu Chính phủ hoặc cung cấp vốn cho các chương trình và dự án của chính phủ. Điều đó giúp Chính phủ thu hẹp khoảng cách ngân sách và đáp ứng nhu cầu tài chính. Hỗ trợ tài chính công: Bằng cách cung cấp vốn thông qua mua lại trái phiếu chính phủ hoặc cung cấp tín dụng cho các dự án công cộng. Quản lý nguồn lực tài chính: Bao gồm việc quản lý và giám sát ngân sách, thu thuế và các khoản thu khác của chính phủ. Hợp tác và trao đổi thông tin: PBOC hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và tổ chức tài chính của chính phủ Trung Quốc để hiểu rõ hơn về tình hình ngân sách và kế hoạch chi tiêu của chính phủ -Về bộ máy tổ chức và công tác nhân sự: Cấu trúc tổ chức: PBOC có một cấu trúc tổ chức phân cấp. Cấu trúc này bao gồm Ban Giám đốc, các Bộ phận Chính sách tiền tệ, Quản lý nguồn lực tài chính, Giám sát ngân hàng và các đơn vị khác. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ và chức năng cụ thể để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của PBOC. d. Tính độc lập của ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC là một tổ chức độc lập hoạt động dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Nhà nước. PBOC chịu trách nhiệm trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Ủy ban Thường vụ, cơ quan giám sát các hoạt động và phê duyệt ngân sách của mình.
-Thứ nhất, là tính độc lập về mặt chính trị: Đánh giá tính độc lập về mặt chính trị của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là một vấn đề phức tạp. Nhưng theo nhận định chung, PBOC không hoàn toàn độc lập về mặt chính trị bởi vì ngân hàng này thường phải tuân thủ các chỉ đạo và quyết định của Chính phủ Trung Quốc. -Thứ hai, là tính độc lập về mặt kinh tế: Tính độc lập về mặt kinh tế của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể được coi là cao hơn so với tính độc lập về mặt chính trị. PBOC đứng đầu hệ thống ngân hàng và có quyền ra quyết định về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền và các biện pháp khác để điều chỉnh hoạt động kinh tế, cũng có khả năng đưa ra quyết định độc lập trong việc quản lý dự trữ ngoại hối và thực hiện chính sách tiền tệ. -Thứ ba, là sự độc lập về mặt kinh tế: PBOC có khả năng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách độc lập, nhưng cũng bị giới hạn trong một số trường hợp khi Chính phủ có những mục tiêu kinh tế cụ thể hay nếu có những rủi ro hay áp lực từ tình hình kinh tế -Thứ tư, là độc lập về mục tiêu hoạt động của NHTW: Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) thường thiết lập, xây dựng và thực hiện mục tiêu sau khi được Chính phủ hoặc Quốc hội thông qua. e. Chức năng PBOC là cơ quan quản lý tiền tệ cao nhất của Trung Quốc, có trách nhiệm duy trì ổn định tài chính và tiền tệ, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Quản lý và điều hành chính sách tiền tệ: quyết định về lãi suất, tỷ giá hối đoái và các biện pháp khác để duy trì ổn định tài chính và kinh tế. Phát hành và quản lý đồng nhân dân tệ (Renminbi - RMB): là cơ quan duy nhất có quyền phát hành và quản lý đồng tiền quốc gia Trung Quốc, giám sát việc in tiền, quản lý nguồn cung tiền và kiểm soát lạm phát Quản lý dự trữ ngoại hối: mua bán và quản lý các loại tiền tệ nước ngoài để duy trì ổn định giá trị của đồng nhân dân tệ Quản lý hệ thống ngân hàng: đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn tài chính, đảm bảo an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng.
Trong khi NHTW tại các quốc gia phát triển đang nỗ lực để ngăn chặn lạm phát cao, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đang đối mặt với vấn đề trái ngược: giảm phát. Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng mở cửa trở lại sau đại dịch với việc dỡ bỏ các lệnh phong toả vào tháng 12/2022. Nước này đối phó với các tác động kinh tế bất lợi của đại dịch thông qua các chính sách tài khoá và tiền tệ. Từ sau cuộc "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà Nga tiến hành tại Ukraine vào cuối tháng 2 năm ngoái, các nền kinh tế phát triển trên khắp thế giới đã phải đối mặt với sự ảnh hưởng nghiêm trọng do tăng giá năng lượng và thực phẩm. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng biện pháp kiểm soát giá cả trong lĩnh vực năng lượng để bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi những tác động xấu nhất của sự biến động giá cả, nhưng đồng thời, họ đối diện với nguy cơ suy giảm về lạm phát do giảm đi cả nhu cầu tiêu dùng lẫn đầu tư từ phía tư nhân. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức của việc mở cửa trở lại sau một thời gian dài thực hiện các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch COVID-19. Năm 2020, Bắc Kinh phát hành đợt trái phiếu trị giá 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 140 tỷ USD), duy trì thâm hụt ngân sách ở mức 3,6% GDP, đồng thời cắt giảm lãi suất 0,3 điểm phần trăm. Sang năm 2022, Bắc Kinh đưa ra các biện pháp gần như tài khoá (quasi-fiscal) trị giá khoảng 1.400 tỷ Nhân dân tệ thông qua hệ thống ngân hàng nhà nước - theo dữ liệu của ngân hàng Citi. Nước này cũng cho phép các chính quyền địa phương phát hành nhiều trái phiếu hơn nữa và cắt giảm lãi suất khoảng 0,2 điểm phần trăm. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực về hạ tầng và doanh nghiệp dưới hình thức giảm thuế, giảm các chi phí liên quan tới an sinh xã hội bắt buộc trong tiền lương, cũng như những biện pháp khác để hỗ trợ doanh nghiệp không phải sa thải công nhân. Từ đầu năm, PBOC đã thực hiện việc giảm lãi suất 10 điểm phần trăm. Ngạc nhiên hơn nữa, vào ngày 15/8, PBOC đã quyết định điều chỉnh giảm mạnh lãi suất chủ chốt, với mức giảm lớn nhất kể từ năm 2020. Quyết định này nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang đối mặt với rủi ro từ nhiều hướng, bao gồm thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng và tiêu dùng đang suy yếu.
Theo thông tin từ hãng tin Bloomberg, PBOC đã giảm 0,15 điểm phần trăm lãi suất đối với các khoản vay có kỳ hạn 1 năm mà họ cung cấp cho các ngân hàng thương mại, lãi suất của cơ cấu cho vay trung hạn (MLF) giảm xuống còn 2,5%. Sau quyết định này, lợi suất của trái phiếu chính phủ Trung Quốc có kỳ hạn 10 năm đã giảm 0,07 điểm phần trăm, giảm xuống còn 2,56%, mức thấp nhất từ năm 2020. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ trên thị trường đại lục đã giảm trong bốn phiên liên tiếp, với mức giảm 0,23%, đạt mức 7,2744 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Sự nới lỏng chính sách tiền tệ từ PBOC sẽ tạo ra áp lực tiếp tục giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm trước do triển vọng kinh tế sa sút. Sự gia tăng mạnh mẽ của lãi suất từ Fed nhằm chống lạm phát đã tạo ra sự chênh lệch lớn về lợi suất giữa trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm, với lợi suất Trung Quốc cao hơn hơn 1,6 điểm phần trăm, mức cao nhất kể từ năm 2007. Điều này đã thúc đẩy sự thoái vốn từ Trung Quốc khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi suất hấp dẫn hơn ở nơi khác. Vào ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách và thực hiện chính sách tiền tệ "một cách chính xác và mạnh mẽ" nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang phục hồi và có "động lực ngày càng tăng." Để thúc đẩy đầu tư và ổn định giá cả, trong một tuyên bố sau cuộc họp hàng quý của Ủy ban Chính sách tiền tệ của PBOC, họ đã cam kết duy trì thanh khoản ở mức hợp lý và tiếp tục mở rộng tín dụng một cách ổn định. PBOC đã đưa ra tuyên bố rằng "Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực và tận dụng cơ hội cải thiện, thúc đẩy điều chỉnh chính sách tài khóa một cách kỹ lưỡng và mạnh mẽ." Ngân hàng Trung ương cũng sẽ hướng dẫn các ngân hàng giảm chi phí vay cho doanh nghiệp và gia đình, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng bằng việc cung cấp thêm vốn. PBOC đã xác nhận rằng Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư từ phía chính phủ và thúc đẩy các chính sách khuyến khích để kích thích đầu tư tư nhân và thúc đẩy sự phục hồi của giá cả từ mức thấp hiện tại. Đồng thời, họ vẫn cam kết duy trì sự ổn định của đồng Nhân dân tệ và ngăn ngừa nguy cơ tăng giá quá mức.