Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG, Thesis of Business and Labour Law

Chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn

Typology: Thesis

2022/2023

Uploaded on 07/07/2025

chinthanIUH
chinthanIUH 🇻🇳

6 documents

1 / 30

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: Nguyễn Thị Huệ
Đề tài: Chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn
Lớp học phần: DHMK18BTT - NHÓM 5
THÀNH VIÊN:
1. 22658181 Hà Huy Hoàng
2. 22648161 Nguyễn Tiến Hiếu
3. 22658591 Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc
4. 22667301 Đinh Đức Tài
5. 22659021 Nguyễn Ngọc Bảo Hân
6. 22658641 Đặng Thị Thanh Diệu
7. 22648401 Trần Thanh Thảo
8. 22655216 Trần Thị Thanh Thảo
9. 22655481 Nguyễn Thị Ngọc Thảo
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09 năm 2023
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e

Partial preview of the text

Download TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG and more Thesis Business and Labour Law in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên: Nguyễn Thị Huệ

Đề tài: Chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn

Lớp học phần: DHMK18BTT - NHÓM 5

THÀNH VIÊN:

1. 22658181 Hà Huy Hoàng

2. 22648161 Nguyễn Tiến Hiếu

3. 22658591 Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc

4. 22667301 Đinh Đức Tài

5. 22659021 Nguyễn Ngọc Bảo Hân

6. 22658641 Đặng Thị Thanh Diệu

7. 22648401 Trần Thanh Thảo

8. 22655216 Trần Thị Thanh Thảo

9. 22655481 Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09 năm 2023

MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................
  • BẢNG ĐÁNH GIÁ...........................................................................................................
  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................
    1. KẾT HÔN..................................................................................................................
    • 1.1 Khái niệm kết hôn......................................................................................................
    • 1.2 Những quy tắc cơ bản của luận hôn nhân gia đình................................................
    • 1 .3 Điều kiện kết hôn.......................................................................................................
    • 1.3 Điều kiện đăng ký kết hôn.....................................................................................
    1. TÀI SẢN....................................................................................................................
    • 2.1 Khái niệm tài sản....................................................................................................
    • 2.2 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.......................................................................
    • 2.3 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng...............................................................................
    1. Ly hôn...........................................................................................................................
    • 3.1 Khái niệm ly hôn:.......................................................................................................
    • 3 .2 Những người có quyền ly hôn....................................................................................
    • 3.3 Cơ quan giải quyết ly hôn..........................................................................................
  • PHẦN 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN..............
  • 1 Mặt pháp lý..................................................................................................................
  • 2 Phương thức chia tài sản..............................................................................................
  • 3 Nguyên tắc chia tài sản................................................................................................
  • 4 Hậu quả pháp lý...........................................................................................................
  • 5 Một số trường hợp chia tài sản.....................................................................................
  • 5.1 Chia tài sản chung trong trường hợp sống chung với gia đình mà ly hôn................
  • 5.2 Chia quyền sử dụng đất khi ly hôn...........................................................................
  • 5.3 Vấn đề nhà ở và lưu cư............................................................................................
  • 5.4 Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh..................................
  • 6 Khó khăn và bất cập về việc sử dụng pháp luật về phân chia tài sản sau khi ly hôn...
  • 6.1 Pháp lý......................................................................................................................

1. Bảng đánh giá

MSSV Thành viên Nhiệm vụ Tiến độ hoàn thành (%) 22658181 Hà Huy Hoàng (NT) Nội dung khó khắn và bất cập Tổng hợp nội dung PowerPoint Thuyết trình

22658591 Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc Nội dung cơ sở lý thuyết PowerPoint

22667301 Đinh Đức Tài Nội dung cơ sở lý thuyết Thuyết trình

22659021 Nguyễn Ngọc Bảo Hân Nội dung mặt pháp lý và phương thúc chia tài sản PowerPoint

22658641 Đặng Thị Thanh Diệu Nội dung mặt pháp lý và phương thúc chia tài sản Thuyết trình

22648401 Trần Thanh Thảo Nội dung một số trường hợp chia tài sản Thuyết trình

22655216 Trần Thị Thanh Thảo Nội dung một số trường hợp chia tài sản PowerPoint

22648161 Nguyễn Tiến Hiếu Nội dung nguyên tắc chia tài sản và hậu quả pháp lý PowerPoint

22655481 Nguyễn Thị Ngọc Thảo Nội dung nguyên tắc chia tài sản và hậu quả pháp lý Thuyết trình

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

  • Kết hôn có yếu tố nước ngoài đăng ký tại Sở Tư pháp (Từ 01/01/2016, theo quy định của Luật Hộ tịch sẽ đăng ký tại UBND cấp huyện)
  • Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.  Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

2 TÀI SẢN

2.1 Khái niệm tài sản

  • Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. 2.2 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranhchấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. 2.3 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
  • Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
  • Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

3. Ly hôn

3.1 Khái niệm ly hôn: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp uật của Tòa án. 3.2 Những người có quyền ly hôn Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 3.3 Cơ quan giải quyết ly hôn
  • Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, phán quyết ly hôn của Toà được thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết được tất cả các nội dung sau ly hôn thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Toà án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án.
  • Theo Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định :
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014.
  • Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Luật Hôn

PHẦN 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN

1. Mặt pháp lý

Nếu đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân. Vậy thì ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn hoặc xử cho vợ, chồng được ly hôn với nhau theo yêu cầucủa vợ hoặc chồng hoặc của cả vợ và chồng; do cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng yêu cầu [42, Điều 51]. Khi vợ chồng ly hôn thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là một trong ba quan hệ cần giải quyết: quan hệ hôn nhân,quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ sở hữu tài sản chung của vợ chồng. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một quan hệ phái sinh mà Tòa án đồng thời phải giải quyết trong vụ án ly hôn. Các tranh chấp này khi phát sinh thường rất phức tạp và kéo dài bởi thực tiễn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung nó gắn liền với quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng nên nhiều tình tiết của vụ án khó làm sáng tỏ bởi trong quá trình hôn nhân còn tồn tại, việc xác lập, thỏa thuận, định đoạt chia tài sản chung của vợ chồng là quan hệ kín mà chỉ vợ chồng họ mới nắm được. Về chế độ tài sản của vợ chồng, bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định (chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của LHN&GĐ).Thì thì LHN&GĐ 2014 đã thừa nhận thêm một chế độ so với LHN&GĐ 2000 là chế độ tài sản theo thỏa thuận. Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn [2]. Vì vậy, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung thì Tòa án sẽ xem xét, nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định áp dụng theo luật định, những thỏa thuận có hiệu lực vẫn được tôn trọng và thực hiện. (Nguồn: https://accgroup.vn/ket-hon-la-su-kien-phap-ly# https://luatsux.vn/ly-hon-la-su-kien-phap-ly-lam-cham-dut-hon-nhan/

https://tapchitoaan.vn/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon)

2. Phương thức chia tài sản Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 Hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình (Sau đây gọi tắt là “Thông tư 01”) quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định.”  Trường hợp tự thỏa thuận: Theo quy định Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Việc chia tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó...” và “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận…” Ngoài ra, theo Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp chia tài sản chung sẽ bị vô hiệu như sau: Việc thỏa thuận chia tài sản sẽ vô hiệu khi thực hiện chia tài sản để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước hay nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.  Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: Nhà nước ưu tiên vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu trường hợp vợ chồng không thỏa

chồng vẫn được xác định là tài sản chung, nợ chung của hai vợ chồng do đó anh A và chị B hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau. Có thể thỏa thuận về việc để một trong hai người tiếp tục kinh doanh công ty và người còn lại không còn là sở hữu đối với công ty và không có trách nhiệm với phần tài sản đang thế chấp trong ngân hàng. Nếu khi thỏa thuận mà hai bên không thống nhất được ý kiến thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết, khi đó phần tài sản và nghĩa vụ trả nợ sẽ được tòa phân chia theo quy định của pháp luật. (Nguồn: https://goeco.link/HlWRPp https://goeco.link/zsQgD https://goeco.link/psOVr https://goeco.link/PQefG)

3. Nguyên tắc chia tài sản Căn cứ pháp lý Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
  2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  2. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. 4. Hậu quả pháp lý a) Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt ngay khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực. Cụ thể: Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt. Đồng thời các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình giữa hai bên sẽ cũng sẽ không còn.

chung:

  • Chia tài sản theo thoả thuận: Vợ chồng có thể tự thỏa thuận về việc chia tài sản chung dựa trên sự đồng ý của hai bên. Thỏa thuận này có thể được đưa ra trước hoặc sau khi ly hôn. Nếu không có sự đồng ý, việc chia tài sản sẽ được quyết định bởi cơ quan tư pháp.
  • Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì chia tài sản đó theo quy định của luật Hôn nhân gia đình.
  • Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác. Ví dụ : Chia tài sản theo nguyên tắc chia công bằng (50/50): Vợ và chồng đã kết hôn trong 10 năm và không có con,cả hai đã tiếp cận công việc và kiếm thu nhập ổn định.Trong quá trình ly hôn, tất cả các tài sản chung như căn nhà, xe ô tô, tiền gửi ngân hàng và tài sản đầu tư sẽ được chia đều giữa hai bên. 5.1 Chia tài sản chung trong trường hợp sống chung với gia đình mà ly hôn Việc chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình được quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 với nội dung:
  • Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Ví dụ: Vợ chồng đã sống chung với gia đình trong một căn nhà mua chung sau khi kết hôn.Trong quá trình sống chung, cả hai đã góp tiền vào việc mua nhà và chăm sóc gia đình.Sau khi ly hôn, các tài sản chung như căn nhà, tài sản đầu tư hoặc tiền gửi ngân hàng sẽ được xem xét để chia tài sản. 5.2 Chia quyền sử dụng đất khi ly hôn Căn cứ theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
  1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
  2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
  • Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
  • Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ

cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng. Tòa án xem xét nhu cầu thiết yếu của vợ chồng về chỗ ở, trong đó ưu tên bảo vệ quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, để chia. Tòa án có thể giải quyết bằng cách giao ngôi nhà cho người vợ (chồng) sở hữu, còn người kia được chia những tài sản khác trong khối tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp người được chia nhà ở mà giá trị của ngôi nhà nhiều hơn giá trị tài sản mà mình được chia thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng (theo giá thị trường ở địa phương đó vào thời điểm xét xử). Ví dụ: Ông A và bà B lấy nhau được 15 năm. Do sống không hoà hợp trong nhiều năm nên họ quyết định ly hôn. Trước khi kết hôn ông A có mua một căn nhà và khi kết hôn đã đưa vào sử dụng chung. Khi ly hôn, hội đồng xét xử đưa ra phán quyết nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của ông A, nhưng phải thanh toán cho bà B một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà b) Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn: (Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm

  • Sau khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chưa thể sắp xếp được chỗ ở do nhiều nguyên chủ quan hoặc khách quan: thời gian gấp gáp, điều kiện kinh tế chưa cho phép,... Pháp luật đã quy định cụ thể về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình như sau:
  • Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó.
  • Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). ● Căn cứ phát sinh quyền lưu cư:
  • Quyền lưu cư được hiểu là quyền tiếp tục được cư trú tại nhà ở thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Quyền lưu cư chỉ phát sinh khi vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở.
  • Việc xác định có khó khăn về chỗ ở là một vấn đề khó, thường thì sẽ do các bên thỏa thuận hoặc tòa án sẽ xác định, đó có thể là do khó khăn về kinh tế nên chưa thể mua được

nhà, thuê được nhà ở tạm thời; bị nhà nước thu hồi đất để phục vụ công tác giải phòng mặt bằng mà chưa được giải quyết về chỗ ở, hoặc các trường hợp khác.

  • Vấn đề khó khăn về chỗ ở phải thực sự cấp thiết, thực tế, khách quan mà không thể khắc phục được, buộc vợ hoặc chồng phải lưu cư và được bên vợ (chồng) còn lại tôn trọng và bảo đảm quyền cho họ. ● Thời hạn lưu cư:
  • Thời hạn lưu cư được pháp luật ấn định là 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, tức là kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
  • 06 tháng là thời gian khá hợp lý để vợ hoặc chồng chuẩn bị chỗ ở mới và giải quyết những khó khăn về chỗ ở của mình.
  • Tuy nhiên, có thể thay đổi thời gian lưu cư dựa trên thỏa thuận của vợ chồng, sao cho phù hợp và đó cũng là điều mà pháp luật mong muốn.
  • Một số vấn đề cần lưu ý đối với quyền lưu cư của vợ, chồng như sau: Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng phải là sự kết hợp của các điều kiện:
  • Thứ nhất, nhà ở mà vợ (chồng) thực hiện quyền lưu cư là tài sản riêng của vợ (chồng) hoặc đó là tài sản được tòa án chia cho thuộc về vợ hoặc chồng
  • Thứ hai, vợ (hoặc chồng) có quyền lưu cư khi gặp những khó khăn về chỗ ở
  • Thứ ba, thời hạn lưu cư là 06 tháng hoặc khoảng thời gian khác do các bên thỏa thuận nhưng phải hợp lý và phù hợp với thực tế, tránh tình trạng hạn chế quyền của vợ, hoặc chồng đẩy họ vào tình cạnh khốn cùng về chỗ ở, làm trái với tinh thần, giá trị mà pháp luật về hôn nhân và gia đình mang lại. Ví dụ: Bà T và ông Đ kết hôn được 5 năm. Tuy nhiên, sau khi kết hôn vợ chồng chung sống phát sinh mâu thuẫn. Bà T quyết định làm đơn khởi kiện ly hôn và ông Đ nhất trí. Bà T ông Đ đều xác định tài sản chung của vợ chồng gồm có đất ở thành phố HCM, trên đất có nhà xây mái bằng bê tông cốt thép ba tầng. Khi ly hôn ông bà đề nghị chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi người một nửa. Quan điểm của bà T: bà nhận hiện vật hay tiền mặt bà đều nhất trí nhưng nếu nhận tiền mặt thì yêu cầu thực hiện ngay; còn ông Đ xin được hưởng bằng hiện vật nhưng ông không có tiền mặt để trả cho bà T Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết: giao toàn bộ nhà và đất cho bà T sử dụng, bà T có trách