Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận Nhập môn QTKD, Study notes of Marketing Business-to-business (B2B)

Tiểu luận Nhập môn quản trị kinh doanh

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 06/26/2023

tieu-anh-hao-1
tieu-anh-hao-1 🇻🇳

2 documents

1 / 19

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIU LUẬN
NHP MÔN NGÀNH QUN TRỊ KINH DOANH
Đề tài: QUY TRÌNH SẢN XUT SỮA VINAMILK TẠI NHÀ MÁY
BÌNH DƯƠNG
Thc hiện: Nhóm 1
Lớp: MAG319_222_1_D02
GVHD: Trn Dục Thức
TP. Hồ Chí Minh tháng 05 năm 2023
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13

Partial preview of the text

Download Tiểu luận Nhập môn QTKD and more Study notes Marketing Business-to-business (B2B) in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

NHẬP MÔN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA VINAMILK TẠI NHÀ MÁY

BÌNH DƯƠNG

Thực hiện: Nhóm 1 Lớp: MAG319_222_1_D GVHD: Trần Dục Thức TP. Hồ Chí Minh tháng 05 năm 2023

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................................... 19 LỜI MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam còn khá nhỏ bé so với các nước phát triển như: Nhật Bản, Pháp, Anh,… Nếu muốn xây dựng được thương hiệu mạnh trong lĩnh vực này đòi hỏi phải mất thời gian dài và chi phí bỏ ra rất lớn. Việc xây dựng thương hiệu mang tầm Quốc tế ở nước ta không phải là sản xuất những dòng sản phẩm công nghệ như: Samsung, Apple,… Thay vào đó là tập trung khai thác những nguồn nguyên liệu có sẵn chẳng hạn như nông sản, thực phẩm, đồ uống,…; điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo nên thương hiệu của chính mình. Và để làm được điều đó không phải dễ dàng mà đó là cả một hành trình dài nỗ lực, trong đó có Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa. Công ty mang đến sản phẩm chất lượng được sản xuất với quy trình hiện đại công nghệ cao ở tất cả 13 nhà máy trên cả nước. Ngày nay, sữa là nguồn dinh dưỡng hầu như không thế thiếu trong mọi gia đình, đảm bảo được rất nhiều thành phần dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi cũng như mọi giai đoạn phát triển của con người từ sơ sinh, trẻ em, thành niên đến người lớn tuổi đều có thể sử dụng được. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, công ty sữa Việt Nam (Vinamilk ) luôn tập trung vào việc nâng cấp, cải tiến các quá trình tạo ra sản phẩm của mình để đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Qua quá trình tìm hiểu nhóm chúng tôi đã quyết định chọn Nhà máy sữa Việt Nam Vinamilk Bình Dương, siêu nhà máy sữa lớn nhất Việt Nam để phân tích về “Quy trình sản xuất sữa của Vinamilk”.Trong quá trình tìm hiểu của nhóm sẽ không tránh khỏi các sai sót, nhóm 1 mong nhận được các đóng góp của Thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK VÀ NHÀ MÁY SỮA BÌNH DƯƠNG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Vinamilk (tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa tại Việt Nam. Dưới đây là tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk:

  • Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại: Nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac.
  • Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
  • Năm 1996 - 2000, Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, và được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
  • Năm 2001, Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ.
  • Năm 2003 , khánh thành nhà máy sữa Bình Định và nhà máy sữa Sài Gòn.
  • Năm 2005 , Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An và vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Ba.
  • Năm 2006 - 2009 , Vinamilk khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang, Nhà máy sữa Tiên Sơn, khánh thành trang trại bò sữa thứ 2 tại Bình Định, xây dựng trang trại bò sữa thứ 3 tại Nghệ An và Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen "Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.
  • Năm 2010, Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia; Vinamilk áp dụng công nghệ mới cho ra sản phẩm mới; xây dựng Trang trại bò sữa thứ 4 tại Thanh Hóa.
  • Năm 2010 - 2012 : Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng (trang trại Vinamil Đà Lạt). Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng,nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.
  • Năm 2013, khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hecta tại khu CN Mỹ Phước 2.
  • Năm 2015, Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN, Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk tại Campuchia.
  • Năm 2017, Vinamilk đầu tư và khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Đà Lạt, Việt Nam.
  • Năm 2018 - 2020, Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất- Thanh Hóa và trang trại bò sữa Tây Ninh.
  • Năm 2021 , kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh). → Từ 03 nhà máy ban đầu khi thành lập, đến nay, Vinamilk đang có 13 nhà máy trong nước được đầu tư quy mô và ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới. Hệ thống nhà máy này giúp Vinamilk có thể phát triển hơn 250 loại sản phẩm sữa thuộc 13 nhóm ngành hàng từ sữa đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua, kem, nước giải khát... Trong đó, có thể kể đến hai cái tên sáng giá là Nhà máy sữa Việt Nam và Nhà máy sữa bột Việt Nam, đều thuộc hàng “siêu nhà máy”. Cả 2 nhà máy này được Vinamilk đưa vào vận hành năm 2013, tạo nên sự đột phá lớn cho công ty trong giai đoạn phát triển sau đó.
  • Công ty Sữa Bình Dương (Binh Duong Dairy Company) được thành lập vào năm 1976 tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Ban đầu, công ty chỉ tập trung sản xuất và cung cấp sữa tươi cho thị trường địa phương.
  • Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm sữa, công ty Sữa Bình Dương đã mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư vào các dây chuyền công nghệ tiên tiến. Điều này giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
  • Vào những năm 1990, công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất sữa bột tại khu công nghiệp VSIP (Việt Nam - Singapore Industrial Park) ở tỉnh Bình Dương. Nhà máy này được trang bị các thiết bị hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
  • Trong quá trình phát triển, công ty Sữa Bình Dương không chỉ tập trung vào sản xuất sữa tươi và sữa bột, mà còn mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Công ty đã thêm vào danh sách sản phẩm của mình các loại sữa chua, sữa đặc, bơ và nhiều sản phẩm sữa khác.
  • Hiện nay, công ty Sữa Bình Dương vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghệ và nâng cao quy trình sản xuất để duy trì vị thế của mình trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam. Công ty không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và thực hiện các hoạt động xã hội có trách nhiệm. Hình ảnh nhà máy sữa Việt Nam Vinamilk Bình Dương. 1. 2 Các mảng hoạt động chính 1.2.1 Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk gồm có chế biến, sản xuất và mua và bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và những mẫu sản phẩm từ sữa khác. - Trong năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 60.075 tỷ đồng. Các kênh hiện đại nội địa và chi nhánh nước ngoài góp phần tăng trưởng doanh thu nhiều

nhất. Tính đến ngày 31/12/2022, hệ thống phân phối của Vinamilk đạt hơn 230. điểm trên toàn quốc, trong đó có gần 650 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt.

  • Trong mảng xuất khẩu, Vinamilk đã ký kết thành công nhiều hợp đồng với tổng giá trị đạt 100 triệu USD, dự kiến được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023 và đạt hơn 200 triệu USD cho cả năm 2023. Công ty đã hoàn thiện các dự án Tổ hợp trang trại bò sữa Lao-Jargo (Lào) và đầu tư mở rộng nhà máy, trang trại tại Campuchia với vốn đầu tư dự kiến 42 triệu USD.
  • Năm 2023 công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động R&D, tung các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, với định hướng không chỉ về giá trị dinh dưỡng mà còn là giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng. 1.2.2 Hoạt động sản xuất.
  • Công ty sở hữu các nhà máy sản xuất hiện đại và tiên tiến trên khắp Việt Nam, trong đó nhà máy chính đặt tại Bình Dương. Các nhà máy sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, cải tiến mẫu mã và bao bì của sản phẩm.
  • Hoạt động sản xuất của Vinamilk luôn tuân thủ các tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhà máy hoạt động dựa trên một dây chuyền tự động khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
  • Sự kết hợp từ nhiều yếu tố như công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT, sự vận hành của các robot LGV, Hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP góp phần giúp cho sản phẩm của Vinamilk đến tay người dùng một cách hoàn thiện, an toàn hợp vệ sinh. 1.2.3 Hoạt động Marketing
  • Vinamilk luôn cố gắng xây dựng và duy trì sự nhận diện thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường.
  • Vinamilk tận dụng đa dạng các kênh như TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,... để quảng cáo sản phẩm của mình. Trên mạng xã hội FB, fanpage của Vinamilk đã có hơn 668 nghìn lượt thích, tại đây Vinamilk thường xuyên đăng tải các bài post để quảng cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, cuộc thi…. Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk là chiến dịch “ 6 triệu ly sữa ”. Công ty sử dụng hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn đã giúp cho Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.
  • Vinamilk thường tổ chức hoặc tài trợ cho các sự kiện thể thao, văn hóa và xã hội để tạo dựng hình ảnh tích cực và tăng cường nhận diện thương hiệu. Một số những chương trình tài trợ nổi bật của Vinamilk có thể được kể đến như: “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng, Vinamilk cũng dành 3.1 tỉ đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ và các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.
  • Là một trong những thương hiệu nổi tiếng đứng đầu về ngành sữa tại Việt Nam, Vinamilk luôn đưa ra các chiến lược marketing đa dạng giữ vững vị thế của mình. 1.2.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển.
  • Hiện nay, Vinamilk đang đối mặt với sự cạnh tranh trong ngành sữa tương đối cao với các thương hiệu nội và ngoại nhập. Một số đối thủ đang tạo áp lực mạnh mẽ có thể kể đến là: TH True Milk, Nesle, Abbott, Mead Jonson… Cụ thể, chỉ riêng ở mặt hàng sữa nước, Vinamilk tuy chiếm tỷ trọng doanh số cao nhưng vẫn phải đối mặt với các thương hiệu tầm cỡ như: TH True Milk, Cô gái Hà Lan, Mộc Châu,… Tất cả những thương hiệu này đều có nhiều chiến lược Marketing ấn tượng, nguồn lực tài chính lớn mạnh tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, Vinamilk còn phục vụ một số sản phẩm khác như đường, phomai, cà phê,.. theo nhu cầu của khách hàng nhưng chưa có nhiều điểm nổi trội vì được sản xuất sau những ông lớn khác trong ngành. Do đó, áp lực từ đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành phải kể đến số lượng doanh nghiệp cạnh tranh cực kỳ cao và chi phí chuyển đổi thấp ảnh hưởng lớn đến sự cạnh tranh của Vinamilk. 1 .3.2. Khả năng thương lượng của khách hàng.
    • Các khách hàng, bao gồm cả các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị và khách hàng cuối cùng đều có thể gây áp lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng cuối cùng. Sự cạnh tranh trong ngành sữa rất lớn, khiến cho giá cả trên thị trường sữa không quá chênh lệch, điều này làm cho chi phí chuyển đổi giữa các sản phẩm sữa Vinamilk với các thương hiệu khác tương đối thấp.
    • Chính vì vậy, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng nhiều thương hiệu sữa khác nhau khi có nhu cầu thay đổi hương vị hoặc muốn thử một thương hiệu khác. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay cũng trở nên thông thái hơn khi dễ dàng tìm kiếm đầy đủ những thông tin trên Internet về sản phẩm và so sánh chúng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Khả năng thương lượng của khách hàng khi mua tại các cửa hàng nhỏ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến giá bán ra Vinamilk. Thay vào đó, các đại lý bán lẻ, bệnh viện, nhà thuốc lại có khả năng tác động lớn đến doanh nghiệp bởi họ có thể dễ dàng điều hướng khách hàng. 1.3.3. Quyền thương lượng từ nhà cung cấp.
  • Nguồn sữa của Vinamilk chủ yếu đến từ trang trại mà công ty tự phát triển và các hộ nông dân nhỏ lẻ. Vì chưa có kỹ thuật chăm sóc tốt, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư nên chất lượng sữa thường thay đổi thất thường, khiến họ gặp nhiều bất lợi. Ngoài ra trong thời kì dịch bệnh Covid, hoạt động thu mua sữa tươi gặp nhiều khó khăn, thức ăn chăn nuôi có giá thành cao, một số loại không có nguồn cung khẩu phần ăn của bò thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi nông hộ, dẫn đến nhiều hộ nông dân buộc phải bỏ nghề vì không đủ kinh phí để xoay sở. Do đó, quyền chủ động thường thuộc về phía của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh chiến lược, Vinamilk còn tập trung xây dựng các trang trại bò sữa tại Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung và kiểm soát được chất lượng sản phẩm sữa của mình. Ngoài việc nhập khẩu bò sữa từ Úc, New Zealand nhằm thu được nguồn sữa chất lượng nhất, Vinamilk còn áp dụng công nghệ 4.0 cho việc quản lý và chăn nuôi tại trang trại. Đặc biệt, các loại cỏ dành riêng cho bò cũng được thương hiệu tự chủ. Do đó, nhà cung cấp sữa cho Vinamilk dần bị hạn chế, kéo theo quyền thương lượng từ nhà cung cấp trở nên suy yếu.
  • Tuy nhiên, đó chỉ là nguồn sữa nước, còn về các nguyên vật liệu và nguồn sữa bột thì Vinamilk nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài bởi các thương hiệu lớn hàng đầu trên thế giới.Đối với các nhà cung cấp này, Vinamilk lại không có mấy thuận lợi trong quyền thương lượng và phải chịu nhiều áp lực nhưng lại yên tâm về mặt chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, trong trường hợp này, áp lực từ nhà cung cấp đối với Vinamilk trở nên mạnh mẽ. 1 .3.4. Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế.
  • Nhằm đáp ứng mong muốn ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường thực phẩm luôn có những biến đổi không ngừng trong việc đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm có thể thay thế cho sữa nước có thể là sữa hạt, sữa đậu nành, sữa chua, ngũ cốc, nước giải khát pha chế với sữa,… Điều này khiến Vinamilk phải đối mặt với một áp lực rất lớn đến từ các sản phẩm thay thế.
  • Những sản phẩm này hình thành từ nhu cầu của người tiêu dùng với mong muốn dùng thức uống không béo nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nguy cơ đến từ các sản phẩm này có thể làm giảm thị phần của Vinamilk. Tuy nhiên, tác động này còn yếu do các sản phẩm thay thế có thời gian bảo quản ngắn, không dễ uống, dễ sử dụng như sữa Vinamilk. 1 .3.5. Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia.
  • Để gia nhập được ngành hàng này, các doanh nghiệp sẽ gặp phải những rào cản tương đối lớn và để thành công thì không phải là một điều dễ dàng khi mà hiện nay ngành này đã tương đối bão hòa. Do đó, mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia với Vinamilk rất thấp.
  • Sở dĩ những doanh nghiệp mới tham gia không thể cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của Vinamilk vì rất nhiều yếu tố, cụ thể như: chi phí gia nhập ngành khá cao, chiến lược phân phối hiệu quả cho các hệ thống khắp cả nước, chiến lược tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Cho nên, để tồn tại, phát triển và nhận được sự tin dùng của khách hàng, các doanh nghiệp mới cần phải có sự đổi mới với chất lượng khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt cần đảm bảo song song với giá trị cốt lõi của thương hiệu và khách hàng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY SỮA BÌNH DƯƠNG. 2.1. Công nghệ thiết bị kĩ thuật. Siêu nhà máy sữa nước Vinamilk tại Bình Dương là một trong số ít nhà máy trên thế giới có công nghệ tự động tiên tiến nhất mà tập đoàn Tetra Pak từng triển khai. - Hệ thống máy tự động trong quy trình chế biến: Nhà máy ứng dụng công nghệ tự động hóa, hệ thống máy tự động và điều khiển tích hợp ở một đẳng cấp mới, từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm. Các robot tự hành điều khiển toàn bộ quá trình, từ đó giúp kiểm soát tối ưu chất lượng và hiệu quả chi phí sản xuất.
  • Công nghệ sản xuất hiện đại:
    • Xe bồn lạnh chuyên dụng chở sữa tươi nguyên liệu tới cung ứng cho nhà máy. Trạm tiếp nhận có khả năng tiếp nhận tới 80 tấn sữa mỗi giờ. Sữa tươi sau khi
  • Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m^3 /bồn).
  • Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT. Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật.
  • Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 14 0 oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 2 5 oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm. Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng.
  • Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.
  • Tại nhà máy có các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động. Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người.
  • Hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty. =>Nhà máy sản xuất sữa Vinamilk tại Bình Dương được đánh giá là một trong những nhà máy tiên tiến về tự động hóa và có sự bố trí mặt bằng sản xuất chặt chẽ hàng đầu. Các bồn chứa lạnh 150m3/ bồn Hệ^ thống^ tiệt^ trùng^ UHT Máy ly tâm tách khuẩn Robot LGV tự động

CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH

3.1. Đội ngũ nhân sự. 3.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức: 3.1.2. Chức năng các phòng ban trong công ty. a. Hội đồng quản trị

  • Giám sát bộ phận cụ thể của họ như tài chính, tiếp thị hoặc sản xuất.
  • Phân tích và đánh giá hiệu quả của các công việc hàng ngày trong các phòng ban. và đảm bảo tất cả các mục tiêu đều được đáp ứng.
  • Đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Xây dựng, quản lý cơ cấu tổ chức công ty.
  • Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác với khách hàng đối tác. b. Phòng kế toán
  • Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán,...
  • Theo dõi, phản ánh vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
  • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. c. Phòng quản trị hành chính - nhân sự
  • Thực hiện việc lưu trữ đối với hồ sơ của toàn bộ nhân sự trong công ty
  • Liên tục cập nhật các thông tin, dữ liệu nội bộ liên quan đến nhân sự trong công ty như thường, ngày nghỉ ốm, chế độ bảo hiểm, thai sản,...
  • Mũi tên màu đỏ → dòng sản phẩm
  • Mũi tên màu xanh → dòng thông tin
  • Màu xanh đậm → dòng tài chính 3 .2.2. Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào. Đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước.
  • Nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Vinamilk lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng. Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, Châu Âu và các nhà cung cấp khác
  • Nguồn nguyên liệu trong nước: Công ty thành lập các trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò thu mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò và thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời, trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò. Hiện nay tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty xấp xỉ 150.000 con bò (tại các trang trại của Vinamilk và hộ nông nghiệp ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp hơn 1000 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để phục vụ sản xuất. 3 .2.3. Khâu sản xuất thành phẩm “Siêu nhà máy” sữa Bình Dương tại KCN Mỹ Phước 2 với diện tích 20 hecta đã sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại và đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như: Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, nhà máy cũng sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Đồng thời, nhà máy còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm khác có liên quan. “Siêu nhà máy” này hoạt động trên dây chuyền tự động, khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào

đến đầu ra sản phẩm. Ngoài ra, còn có các phòng thí nghiệm đều đạt chứng nhận ISO17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học. Toàn nhà máy đang hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004. 3 .2.4. Khâu phân phối sản phẩm Mạng lưới phân phối Vinamilk có trụ sở chính cả trong nước và ngoài nước:

  • Tại thị trường Việt Nam: Trụ sở chính của Vinamilk trong nước được đặt tại quận 7 TPHCM, có mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp trên cả nước, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng và trong điều kiện tốt nhất.
  • Hệ thống các đối tác phân phối (Kênh General Trade-GT)
  • Các chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc (Kênh Modern Trade - MT)
  • Hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm Vinamilk trên Toàn Quốc
  • Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí (Kênh KA).
  • Tại thị trường nước ngoài: Tính đến nay, các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc,..., khai thác tích cực các thị trường mới tiềm năng tại khu vực Châu Á. Các mặt hàng xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. Vinamilk đã phân các thị trường chủ yếu thành các vùng nhỏ như sau:
  • ASEAN: 3 (Cambodia, Philippines và Việt Nam)
  • Trung Đông: 3 (Iraq, Kuwait, UAE)
  • Phần còn lại: 3 (chủ yếu là Úc, Maldives, Suriname) 3.3 Tài chính, kế toán 3.3. 1. Doanh thu Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố báo cáo tài chính quý 1-2023 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 13.954 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 và lợi nhuận trước thuế đạt 2.312 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 22% và 22,1% kế hoạch năm. Công ty đặt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền năm 2023 tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất.
  • Năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu là 63.380 tỉ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 10.496 tỷ đồng, ổn định với năm 2022. Theo báo cáo, doanh thu thuần nội địa hợp nhất đạt 11.491 tỉ đồng. Hoạt động kinh doanh tiếp tục ghi nhận điểm sáng tích cực ở kênh khách hàng đặc biệt và hệ thống cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt với tăng trưởng so với cùng kỳ đạt lần lượt 50% và 12%. Biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 38,8%; tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần là 23,9%. Doanh thu tài chính đạt 420 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ so với cùng kỳ nhờ khoản tiền gửi duy trì ở mức cao và mặt bằng lãi suất tiền gửi thuận lợi..
  • Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1-2023 đạt 2.312 tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch năm. Tại ngày 31-3, số dư tiền ròng hợp nhất chiếm hơn 24% tổng tài sản. Tỷ

tuc/t2146/vinamilk-binh-duong-sieu-nha-may-sua-nuoc-voi-cong-nghe-san-xuat-tien- tien.html Hóa, B. T. (2022, June 20). Vinamilk là đại diện Duy Nhất từ đông nam Á chia sẻ về phát triển Bền Vững Của Ngành Sữa Việt Nam tại hội Nghị Sữa Toàn Cầu. Báo Thanh Hóa. https://baothanhhoa.vn/kinh-te/vinamilk-la-dai-dien-duy-nhat-tu-dong- nam-a-chia-se-ve-phat-trien-ben-vung-cua-nganh-sua-viet-nam-tai-hoi-nghi-sua-toan- cau/161526.htm Báo Cáo Tài Chính. Vinamilk. (n.d.-a). https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co- dong/bao-cao-tai-chinh