Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TIỂU LUẬN HÀNH VI KHÁCH HÀNG, Thesis of Hydrology

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG CHO NƯỚC RỬA CHÉN SUNLIGHT

Typology: Thesis

2023/2024

Uploaded on 07/07/2025

chinthanIUH
chinthanIUH 🇻🇳

6 documents

1 / 55

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
--------
TIỂU LUẬN NHÓM
Đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG CHO NƯỚC RỬA CHÉN SUNLIGHT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Ngọc Minh
Nhóm : 5
Lớp : DHQTLOG17BTT
Lớp học phần : 422000181904
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37

Partial preview of the text

Download TIỂU LUẬN HÀNH VI KHÁCH HÀNG and more Thesis Hydrology in PDF only on Docsity!

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

TIỂU LUẬN NHÓM

Đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG CHO NƯỚC RỬA CHÉN SUNLIGHT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Ngô Ngọc Minh Nhóm : 5 Lớp : DHQTLOG17BTT Lớp học phần : 422000181904

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4 năm 2024 BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM 5 Họ tên MSSV Công việc Hoàn thành Nguyễn Lê Tân (NT) 21093181 Chương 1 Chương 2 Chương 5 100% Hồ Thị Thu Thảo 21076161 Chương 1 Chương 2 Chương 3 100% Nguyễn Ngọc Quỳnh 21081631 Chương 1 Chương 2 Word 100% Lê Hoàng Thùy Trang 22635101 Chương 1 Chương 2 Chương 4 100% Hà Huy Hoàng 22658181 Chương 1 Chương 2 PowerPoint 100%

  • BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM 5.............................................................................................
  • MỤC LỤC...........................................................................................................................
  • PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................
    • 1.Lý do chọn đề tài:.........................................................................................................
    • 2.Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................................
      • 2.1 Mục tiêu chính:......................................................................................................
      • 2.2 Mục tiêu cụ thể:.....................................................................................................
      1. Câu hỏi nghiên cứu:.....................................................................................................
      1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:...........................................................
      • 4.1 Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................................
      • 4.2 Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................
      1. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................
    • 1.1 Khái niệm khách hàng (người tiêu dùng):...............................................................
    • 1.2 Khái niệm hành vi khách hàng:...............................................................................
    • 1.3 Khái niệm nghiên cứu hành vi khách hàng:.............................................................
    • 1.4 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi khách hàng:......................................
    • 1.5 Quá trình ra quyết định mua hàng:..........................................................................
      • 1.5.1. Nhận thức nhu cầu...........................................................................................
      • 1.5.2. Tìm kiếm thông tin..........................................................................................
      • 1.5.3. Đánh giá các lựa chọn......................................................................................
      • 1.5.4. Quyết định mua hàng.......................................................................................
      • 1.5.5. Hành vi sau mua..............................................................................................
    • 1.6. Các kiểu hành vi mua sắm. (có 4 loại hành vi mua hàng)......................................
      • 1.6.1. Hành vi mua sắm phức tạp..............................................................................
      • 1.6.2. Hành vi mua sắm đảm bảo hài hoà..................................................................
      • 1.6.3. Hành vi mua sắm thông thường.......................................................................
      • 1.6.4. Hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng............................................................
    • 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng......................................................
      • 1.7.1. Các yếu tố văn hóa...........................................................................................
      • 1.7.2. Các yếu tố xã hội.............................................................................................
      • 1.7.3. Các yếu tố cá nhân...........................................................................................
      • 1.7.4 Các yếu tố tâm lý..............................................................................................
  • HÀNG CỦA THƯƠNG HIỆU SUNLIGHT..................................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH
    • 2.1 Giới thiệu sơ lược về Sunlight:................................................................................
      • 2.1.1 Lịch sử thành lập:.............................................................................................
      • 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh:..........................................................................................
      • 2.1.3 Kết quả kinh doanh:..........................................................................................
    • 2.2 Phân khúc thị trường:...............................................................................................
      • 2.2.1 Địa lý:...............................................................................................................
      • 2.2.2 Nhân khẩu học:.................................................................................................
      • 2.2.3 Tâm lý học:.......................................................................................................
      • 2.2.4 Hành vi:............................................................................................................
    • 2.3 Nhận diện giá trị cốt lỗi trong mỗi phân khúc khách hàng:.....................................
    • 2.4 Quá trình cảm nhận và nhận thức của khách hàng về sản phẩm của Sunlight:.......
        1. Nhận biết sản phẩm:..............................................................................................
        1. Thử nghiệm:...........................................................................................................
        1. Đánh giá:................................................................................................................
        1. So sánh:..................................................................................................................
        1. Quyết định mua hàng:............................................................................................
    • 2.5 Thực trạng công tác nghiên cứu hành vi khách hàng của Sunlight:........................
    • 2.6 Phân tích SWOT:.....................................................................................................
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................
    • 3.1 Đề xuất giả thuyết mô hình nghiên cứu:..................................................................
      • 3.1.1 Đề xuất giả thuyết:............................................................................................
      • 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất:............................................................................
    • 3.2 Câu hỏi khảo sát.......................................................................................................
    • 3.3 Quy trình nghiên cứu...............................................................................................
      • 3.3.1 Xác định các thang đo.......................................................................................
      • 3.3.2 Thiết kế thang đo..............................................................................................
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...............................................................................
    • 4.1. Phân tích thông tin thứ cấp - thực trạng sử dụng nước rửa chén Sunlight.............
      • 4.1.1. Thị hiếu sử dụng nước rửa chén Sunlight của người tiêu dùng Việt Nam.......
      • 4.1.2. Xu hướng tiêu thụ nước rửa chén Sunlight trong giai đoạn tới.......................
      • 4.1.3. Tiềm năng của nước rửa chén Sunlight tại Việt Nam......................................
    • 4.2. Phân tích thông tin sơ cấp.......................................................................................
      • 4.2.1. Thông tin cá nhân............................................................................................
  • HÀNH VI KHÁCH HÀNG CHO THƯƠNG HIỆU SUNLIGHT.................................... CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
    • 5.1 Đánh giá chung:.......................................................................................................
    • 5.2 Đề xuất giải pháp, kiến nghị:...................................................................................
  • Kết luận:.............................................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài: Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tiếp cận đến các sản phẩm phù hợp nhất với bản thân. Trong bối cảnh ngày nay, việc tìm kiếm một loại nước rửa chén vừa tạo hương thơm dịu nhẹ và an toàn lưu lại trên chén dĩa, da tay, vừa có khả năng làm sạch vượt trội, thân thiện với môi trường, không nhờn rít và tiết kiệm nước tối ưu…. là một vấn đề khá được quan tâm. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng nên Unilever đã cho ra mắt nước rửa chén Sunlight và từ đó nước rửa chén Sunlight được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn cho đến hiện tại. Nhãn hiệu nước rửa chén Sunlight vẫn đang chiếm lĩnh thị trường Việt nam nói chung và người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nhưng hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng thì nhiều nhãn hiệu mới cũng xuất hiện như: nước rửa chén Lix, Mỹ Hảo, Power100....và việc cạnh tranh, giành giật thị trường giữa các nhãn hiệu nước rửa chén đang xảy ra rất quyết liệt. Do đó, việc tìm hiểu về quyết định sử dụng nước rửa chén Sunlight của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết để có thể phát huy các lợi thế vốn có trong cuộc cạnh tranh này hiện nay. Theo chúng em, Sunlight đã đáp ứng đủ được phần nào nhu cầu của khách hàng, sản phẩm nước rửa chén Sunlight là sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã, rất phổ biến và được người tiêu dùng rất tin tưởng, ưu chuộng hầu như nhắc đến nhãn hiệu nước rửa chén Sunlight thì gia đình nào cũng biết đến nó. Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh là một nơi xầm uất, đông dân, mọi hoạt động của người dân đều diễn ra rất nhanh chóng đây là một thị phần mà sẽ dành được sự chiếm lĩnh khác cao trong thị trường hàng tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh. Khác với trước đây người tiêu dùng chỉ quan tâm tới việc khả năng làm sạch, không làm hại da tay... thì ngày nay với cái mức sống ngày càng tăng thì yêu cầu về sản phẩm ngày một cao hơn. Họ quan tâm nhiều hơn đến thành phần, mùi hương, tác động đến chất liệu sản phẩm và nhiều hơn thế là sự ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu Unilever đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng thì thương hiệu nước rửa chén Sunlight sẽ được gia tăng sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nhận thấy được sự quan trọng của vấn đề trong thị trường hàng tiêu dùng nước rửa chén Sunlight. Nhóm đã quyết định nghiên cứu về đề tài “Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu hành vi khách hàng cho thương hiệu nước rửa chén Sunlight của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” để có thể đưa ra những đánh giá về số lượng tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu hành vi tiêu dùng, quyết định sử dụng nước rửa chén Sunlight, tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, có thể đưa ra các thông tin hữu ích cho công ty Unilever không ngừng

cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đối với nhóm em, em nhận thấy đề tài này sẽ giúp nhóm có thể nắm bắt được nhu cầu khách hàng về sản phẩm nước rửa chén Sunlight và đưa đến cho khách hàng những lựa chọn uy tín và đảm bảo chất lượng. 2.Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chính: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu hành vi khách hàng cho nước rửa chén Sunlight và khách hàng mục tiêu. 2.2 Mục tiêu cụ thể:

  • Tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành vi khách hàng đến quyết định sử dụng nước rửa chén Sunlight của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến quyết định sử dụng nước rửa chén Sunlight của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh như giá cả, chất lượng sản phẩm, thương hiệu, đánh giá từ người dùng khác và sự tiện lợi,…
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu hành vi khách hàng cho Nước rửa chén Sunlight. 3. Câu hỏi nghiên cứu:
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nước rửa chén Sunlight của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
  • Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn nước rửa chén Sunlight của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì? -Những giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác nghiên cứu hành vi khách hàng cho nước rửa chén Sunglight tại Thành phố Hồ Chí Minh? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng tối thiểu 100 người. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ ngày: 30/12/2023 – 20/03/ 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm kiếm các thông tin của các bài nghiên cứu khoa học, bài báo về nghiên cứu hành vi khách hàng trong lĩnh vực công nghệ được viết bởi các nhà báo, chuyên gia đến những quốc gia khác nhau dựa trên những dữ liệu mà họ có được của thị trường

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm khách hàng (người tiêu dùng): Theo nhà kinh tế học Philip Kotler thì khách hàng (người tiêu dùng) là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Khách hàng là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Khách hàng có thể là một cá nhân hoặc một hộ gia đình hoặc một nhóm người. Theo Tom Peters khách hàng được xem như là " tài sản làm tăng thêm giá trị". Khách hàng là một tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp... có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó. Từ đó, ta có thể hiểu, khách hàng là tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp,... trực tiếp tham gia vào sử dụng dịch vụ, giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp để đổi lấy sản phẩm dịch vụ. 1.2 Khái niệm hành vi khách hàng: Hành vi mua hàng của người tiêu dùng đề cập đến quá trình các hoạt động liên quan khi con người tìm kiếm, lựa chọn, mua, sử dụng, đánh giá và thải bỏ các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình, bao gồm cả hoạt động tâm lý chủ quan và hoạt động vật chất khách quan của người tiêu dùng (Philip. Philip Kotler 2000). (Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ), hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm... đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng. (Theo William Applebaum, 1951) các hành vi mua hàng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu và sở thích của họ đối với các sản phẩm được mua. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng là những hành động và quyết định được đưa ra bởi người dùng khi họ lựa chọn, mua, và sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một quá trình nhiều giai đoạn bao gồm việc lựa chọn, đưa ra quyết định mua và đánh giá trải nghiệm mua hàng hoặc dịch vụ sau đó. Hành vi khách hàng có thể bị ảnh hưởng trong những giai đoạn này bởi chúng được quyết định dựa trên quan điểm và giá trị cá nhân, quy ước xã hội, chiến dịch tiếp thị, tính năng sản phẩm và điều kiện môi trường. Như vậy, qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định hành vi khách hàng là:

  • Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
  • Hành vi khách hàng rất đa dạng và linh hoạt vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy.
  • Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm dịch vụ.

1.3 Khái niệm nghiên cứu hành vi khách hàng: Nghiên cứu hành vi khách hàng là việc phân tích cách người tiêu dùng ra quyết định về việc mua gì, mua khi nào và mua như thế nào. Ngoài hành vi mua hàng, nó còn liên quan đến cách người tiêu dùng suy nghĩ về các thương hiệu khác nhau, cách họ lựa chọn giữa các thương hiệu đó, cách họ hành động trong quá trình ra quyết định mua hàng và cách họ bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch marketing, sở thích cá nhân, áp lực xã hội, kinh tế và văn hóa nói chung. 1.4 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi khách hàng: -Dự đoán Xu hướng Thị trường: Hành vi của người tiêu dùng cũng có thể giúp dự báo các xu hướng thị trường trong tương lai. Nhà marketing có đủ thời gian để chuẩn bị khai thác các cơ hội mới nổi và / hoặc đối mặt với những thách thức và mối đe dọa. -Sự Khác biệt Giữa Người tiêu dùng: Thị trường có sự khác biệt đáng kê. Mỗi phân khúc có nhu cầu và mong muốn sản phẩm khác nhau. Đối với mỗi phân khúc, cần có một chương trình marketing riêng biệt. Kiến thức về sự khác biệt giữa người tiêu dùng là chìa khóa để phù hợp với các chương trình tiếp thị với các nhóm người mua khác nhau. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cung cấp thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa người tiêu dùng. -Bản chất Động lực của Thị trường: Hành vi của người tiêu dùng tập trung vào sự biến động của thị trường. Nó giúp nhà quản lý năng động, cảnh giác và tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn và nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là không thể thiếu để theo dõi sự biến động của thị trường. -Sử dụng Hiệu quả các Nguồn lực Sản xuất: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng hỗ trợ nhà quản lý điều hướng các nỗ lực của tổ chức theo định hướng khách hàng. Điều này đảm bảo sử dụng chính xác các nguồn lực để đạt được hiệu quả tối đa. Mỗi đơn vị nguồn lực có thể đóng góp tối đa vào các mục tiêu. 1.5 Quá trình ra quyết định mua hàng: Quy trình ra quyết định mua hàng bao gồm 5 bước, bắt đầu từ giai đoạn trước khi mua và kết thúc ở giai đoạn sau khi mua. Quy trình ra quyết định của người mua bao gồm các bước sau: ● Nhận biết nhu cầu ● Tìm kiếm thông tin

Trước khi quyết định mua hàng, bao giờ người tiêu dùng cũng có xu hướng tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh về sản phẩm đó. Nếu thái độ của họ có phần tiêu cực, người tiêu dùng sẽ bắt đầu cân nhắc lại quyết định. Các tình huống bất ngờ: Những yếu tố không lường trước được có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng như tài chính, tâm lý, thời gian, việc giá cả tăng bất ngờ, lợi ích sản phẩm tốt hơn… Người dùng nhận thức được những rủi ro có thể gặp phải khi mua hàng khiến họ tạm ngừng hoặc hủy bỏ ý định mua hàng. 1.5.5. Hành vi sau mua. Ở giai đoạn sau khi mua hàng, khách hàng sẽ đánh giá mức độ hài lòng với việc mua hàng của họ. Những cảm nhận trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua thêm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu trong tương lai. Bên cạnh đó, khách hàng thường đánh giá và kể về trải nghiệm mua sắm gần đây của họ với người thân hoặc trên mạng xã hội. Đây sẽ là con dao hai lưỡi đối với danh tiếng của doanh nghiệp nếu như khách hàng hài lòng thì họ sẽ người quảng cáo miễn phí và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Ngược lại, họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho công ty có nhiều nguy cơ mất đi khách hàng tiềm năng. 1.6. Các kiểu hành vi mua sắm. ( có 4 loại hành vi mua hàng) 1.6.1. Hành vi mua sắm phức tạp. Hành vi mua hàng phức tạp đặc biệt gặp phải khi người tiêu dùng mua một sản phẩm đắt tiền, không thường xuyên và vì vậy tiềm ẩn rủi ro cao. Người tiêu dùng sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi cam kết đầu tư. Hành vi của người tiêu dùng rất khác nhau khi mua một sản phẩm đắt tiền hoặc một sản phẩm không quen thuộc. Khi rủi ro mua hàng rất cao, người tiêu dùng tham khảo ý kiến của bạn bè, gia đình và chuyên gia trước khi đưa ra quyết định. 1.6.2. Hành vi mua sắm đảm bảo hài hoà. Trong hành vi mua hàng đảm bảo hài hòa, mức độ tham gia của người tiêu dùng rất cao vì món hàng đó đắt tiền, ít khi mua và có nhiều rủi ro. Điều này có thể do giá cả cao và mua hàng không thường xuyên. Ngoài ra, còn có sự lựa chọn hạn chế với ít khác biệt đáng kể giữa các thương hiệu. Trong loại hình này, những lựa chọn tối thiểu này thường có nghĩa là cơ hội đưa ra quyết định của người mua bị hạn chế và họ có xu hướng mua những gì có sẵn mà không cần tìm hiểu kỹ. 1.6.3. Hành vi mua sắm thông thường. Khi mua các sản phẩm sử dụng hàng ngày, người tiêu dùng thường không suy nghĩ nhiều vì họ nhận thấy rất ít sự khác biệt quan trọng giữa các thương hiệu. Người tiêu dùng chỉ đơn giản là mua sản phẩm, không có sự trung thành với thương hiệu. Họ không nghiên cứu hoặc cần thông tin về việc mua những sản phẩm như vậy. Họ có xu hướng mua thương

hiệu yêu thích, thương hiệu họ thường sử dụng, thương hiệu có sẵn trong cửa hàng, thương hiệu có giá rẻ nhất hoặc theo sự ảnh hưởng bởi quảng cáo trên radio, truyền hình và báo chí. 1.6.4. Hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng. Trong hành vi mua hàng tìm kiếm sự đa dạng, khách hàng nhận thấy có những khác biệt đáng kể giữa các thương hiệu. Ở đây, người tiêu dùng thường xuyên chuyển đổi thương hiệu. Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp, do đó, người tiêu dùng có thể muốn thử các sản phẩm mới chỉ vì tò mò hoặc chán. Người tiêu dùng thường mua các sản phẩm khác nhau không phải vì không hài lòng mà chủ yếu là do mong muốn tìm kiếm sự đa dạng. Người tiêu dùng thường thực hiện so sánh giữa các sản phẩm để tìm kiếm lựa chọn tiết kiệm và thường là không trung thành với một thương hiệu cụ thể. 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng. 1.7.1. Các yếu tố văn hóa. Văn hóa là một tập hợp những kiến thức, niềm tin, giá trị, phong tục và hành vi chung của một nhóm người. Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ, sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia và khu vực dẫn đến nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng cũng khác nhau. Ngoài ra, yếu tố văn hóa còn 10 tác động đến cách người tiêu dùng tiếp nhận thương hiệu, hình ảnh và bao bì sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Nền văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hành vi khách hàng. Ảnh hưởng đến cách thức khách hàng nhìn nhận sản phẩm và dịch vụ, cách thức đưa ra quyết định mua hàng và cách thức tương tác với doanh nghiệp của khách hàng. Dưới đây là một số cách thức mà nền văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng:

  • Nhận thức về sản phẩm và dịch vụ: Nền văn hóa ảnh hưởng đến cách thức khách hàng nhìn nhận sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, ở một số nền văn hóa, màu đỏ được coi là màu may mắn, do đó, sản phẩm có màu đỏ có thể thu hút khách hàng hơn.
  • Quyết định mua hàng: Nền văn hóa ảnh hưởng đến cách thức khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ, ở một số nền văn hóa, khách hàng có xu hướng mua sắm theo nhóm, do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra trải nghiệm mua sắm phù hợp cho nhóm khách hàng.
  • Tương tác với doanh nghiệp: Nền văn hóa ảnh hưởng đến cách thức khách hàng tương tác với doanh nghiệp. Ví dụ, ở một số nền văn hóa, khách hàng có xu hướng ưa thích sự giao tiếp trực tiếp, do đó, doanh nghiệp cần cung cấp các kênh giao tiếp trực tiếp cho khách hàng.

Nghề nghiệp của một cá nhân tác động sâu sắc đến sản phẩm và thương hiệu họ chọn mua. Nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố kinh tế quan trọng. Tùy thuộc vào nghề nghiệp, các cá nhân có mức thu nhập khả dụng khác nhau, điều này cuối cùng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Thu nhập khả dụng đề cập đến số tiền mà một cá nhân còn lại để chi tiêu sau khi trang trải tất cả các chi phí sinh hoạt cần thiết, chẳng hạn như tiền thuê nhà và hàng tạp hóa. 1.7.3.3. Điều kiện kinh tế Hiểu được tình hình tài chính của một cá nhân có ảnh hưởng lớn đến sở thích sản phẩm và thói quen mua sắm của họ. Các yếu tố kinh tế quyết định sức mua của một cá nhân có thu nhập khả dụng cao hơn và một cá nhân khác có hoàn cảnh kinh tế yếu hơn. Thu nhập gia đình cao hơn ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, vì sẽ có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Do đó, các nhà tiếp thị phải đầu tư vào việc theo dõi chi tiêu của người tiêu dùng, thu nhập cá nhân, tài khoản tiết kiệm và lãi suất để đón đầu xu hướng. Khả năng mua của một cá nhân có liên quan trực tiếp đến thu nhập của họ. Số tiền một người kiếm được mỗi tháng quyết định số tiền họ có thể chi tiêu và vào những hàng hóa hoặc dịch vụ nào. Khi điều kiện kinh tế của một người nào đó được cải thiện, tín dụng tiêu dùng cũng như sức mua của người đó sẽ tăng lên đồng thời. 1.7.3.4. Phong cách sống Các lựa chọn trong cuộc sống, đạo đức, di sản và nền tảng của một cá nhân đều ảnh hưởng đến cách họ chọn sống - và điều này góp phần đáng kể vào thói quen mua hàng của họ. Phong cách sống là yếu tố có ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng mà bạn không thể bỏ qua. Nó bao gồm các yếu tố xã hội khác nhau như nhóm tham khảo, yếu tố văn hóa, v.v. quyết định hành vi mua hàng của một cá nhân hoặc bất kỳ cộng đồng cụ thể nào. Các cá nhân trong cùng một nhóm văn hóa, tầng lớp xã hội hoặc nghề nghiệp thường có thể có những lối sống rất khác nhau. Để minh họa điểm này, hai bác sĩ có thể không có cùng sở thích về lối sống. Lối sống đề cập đến cách sống của một người được xác định bởi tâm lý học - bao gồm các đặc điểm hành vi và quyết định họ đưa ra trong cuộc sống. 1.7.3.5. Tính cách và quan niệm về bản thân Mỗi người đều khác biệt và những đặc điểm tính cách cá nhân đó có thể ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng. Tính cách bao gồm những phẩm chất tâm lý khác biệt làm nên sự khác biệt của một cá nhân hoặc một nhóm người. Ý tưởng của bạn về bản thân có thể ảnh hưởng sâu sắc đến những món hàng bạn mua. Khái niệm bản thân này được kết nối với cách một cá nhân nhìn nhận bản thân và hình thành sự hiểu biết cũng như cuộc trò chuyện của họ với những người khác trong xã hội. Đây là hai yếu tố tâm lý quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Tính cách thường được đặc trưng bởi những đặc điểm như tính quyết đoán, hướng ngoại, độc lập, bảo vệ, khả năng điều chỉnh và hung hăng. Sự tự tin cũng đóng một vai trò quan trọng khi xác định tính cách. Tính cách thương hiệu là sự kết hợp các thuộc tính con người có thể được liên kết với một công ty cụ thể.

1.7.4 Các yếu tố tâm lý. Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc hình thành hành vi của người tiêu dùng. Những yếu tố này chủ yếu mang tính nội bộ và chủ quan, liên quan đến cách người tiêu dùng nhận thức, giải thích và xử lý thông tin về việc mua hàng của người tiêu dùng. Các yếu tố tâm lý chính ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng bao gồm động cơ, nhận thức, học tập, niềm tin và thái độ.

  • Động lực đề cập đến động lực bên trong hoặc mong muốn thúc đẩy người tiêu dùng hành động, chẳng hạn như mua một sản phẩm. Nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nhu cầu, mong muốn và mục tiêu cá nhân, có thể ảnh hưởng đến động lực.
  • Nhận thức đề cập đến cách người tiêu dùng giải thích và hiểu thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến nhận thức, bao gồm trải nghiệm, kỳ vọng và nền tảng văn hóa trong quá khứ của người tiêu dùng.
  • Tri thức đề cập đến cách người tiêu dùng tiếp thu kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ mới về sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc học có thể diễn ra thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm kinh nghiệm cá nhân, quan sát và giao tiếp.
  • Niềm tin đề cập đến khuôn khổ nhận thức hoặc giả định của người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Niềm tin có thể dựa trên kinh nghiệm cá nhân, giá trị văn hóa hoặc ảnh hưởng xã hội.
  • Thái độ đề cập đến đánh giá hoặc nhận thức tổng thể của người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Thái độ có thể tích cực, tiêu cực hoặc trung lập và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kinh nghiệm cá nhân, ảnh hưởng xã hội và thông điệp tiếp thị. Hiểu được các yếu tố tâm lý này và tác động của chúng đến hành vi của người tiêu dùng có thể giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả, phù hợp với đối tượng mục tiêu của họ. Bằng cách thu hút động cơ, nhận thức, niềm tin và thái độ của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể xây dựng kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng cao hơn.

Năm 2022, Sunlight ra sản phẩm Nước rửa chén Mềm Dịu mới, đánh hẳn vào các thành phần tự nhiên. Những ưu thế nổi bật của sản phẩm mới này là 100% thành phần làm sạch gốc thực vật, vỏ chai được làm từ nhựa tái chế, dung dịch có thể nhanh chóng phân huỷ ngoài không khí ngay sau khi dùng. 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh: + Tầm nhìn: Sunlight - Nhanh gọn việc nhà, Sống thỏa đam mê, Làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn. Với tư duy người Việt ngày càng phóng khoáng cùng với các trang thiết bị ngày càng hiện đại, những việc như rửa chén, dọn dẹp, giặt ủi… đã giảm được phần nào áp lực tâm lý, thậm chí không còn đòi hỏi đích thân người phụ nữ phải xắn tay vào từ A đến Z nữa. Dần dần, một bộ phận phụ nữ bắt đầu tin rằng việc nhà không còn là gánh nặng. + Sứ mệnh: Sunlight mong muốn đem đến cho cuộc sống con người và cộng đồng xã hội những sản phẩm tự nhiên nhất, giúp cho công việc nội trợ trở nên dễ dàng để bạn có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn. Với chiến dịch “Việc nhà có thể đợi” với thông điệp “Việc nhà có thể đợi, cuộc sống của bạn thì không” đã đánh thức niềm khao khát bên trong người Phụ nữ, khiến họ đứng lên tìm thấy hạnh phúc cho mình. Sunlight muốn người phụ nữ tận hưởng cuộc sống bằng cách làm việc nhà hiệu quả hơn, thoải mái hơn. 2.1.3 Kết quả kinh doanh: Tại thị trường quốc tế: Năm 2016 tại Sri Lanka, xà phòng giặt Sunlight chiến thắng giải thưởng thương hiệu của năm với thị phần hơn 70%. ● Tại Nam Phi, thương hiệu này được sử dụng cho nước rửa chén, xà phòng tắm và bột giặt. ● Năm 1990, Sunlight trở thành một trong những thương hiệu chất tẩy rửa được ua chuộng tại Philippines. Tại thị trường Việt Nam: ● Tại ngành hàng homecare, thương hiệu Sunlight đang đứng dầu với CRPs (Consumer Reach Points) đạt 9,24 triệu ở 4 thành phố chính, 48,86 triệu ở nông thôn. ● Hiện nay, tại ngành nước rửa chén cũng như chất tẩy rửa, Sunlight cũng đang đứng đầu (82.6% thị phần và đây cũng là nhãn hàng có Brand Loyalty cao nhất (65.8%) và chiếm vị trí Top of mind của 85% người tiêu dùng.

Nước rửa chén Sunlight đã trở thành một trong những sản phẩm được tin dùng rộng rãi trên toàn thế giới. Với thuộc tính làm sạch tốt và an toàn cho da, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc giữ gìn vệ sinh gia đình và nhà bếp. Sunlight đứng đầu cả ngành hàng homecare, với số điểm CRPs (Consumer Reach Points) là 9,24 triệu ở 4 thành phố chính và 48,86 triệu ở nộng thôn, cao hơn nhiều so với đối thủ là Mỹ Hảo, với số điểm 2,19 triệu và 16,32 triệu. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, Sunlight đang là nhãn hiệu đứng đầu ngành nước rửa chén cũng như chất tẩy rửa với 82.6% thị phần. Đồng thời, Sunlight cũng là nhãn hàng có brand loyalty cao nhất (65.8%) và là sản phẩm Top of mind của 85% người tiêu dùng. Với những thành công vượt bậc tại thị trường Việt Nam cùng với những cải tiến không ngừng về sản phẩm, chúng tôi tin rằng Sunlight sẽ giữ vững vị trí số 1 trong lòng người tiêu dùng và ngày càng khẳng định vị thế thương hiệu. 2.2 Phân khúc thị trường: 2.2.1 Địa lý: Các khu vực đô thị với mật độ dân số cao có thể là một phân khúc quan trọng cho Sunlight, vì người dân sống ở đô thị thường có nhu cầu sử dụng nước rửa chén hàng ngày. Các khu vực nông thôn cũng là một phân khúc quan trọng, nhưng có thể yêu cầu các chiến lược tiếp cận khác nhau do nhu cầu và quy mô thị trường khác nhau. 2.2.2 Nhân khẩu học: Gia đình có trẻ em thường có nhu cầu sử dụng nước rửa chén để làm sạch đồ dùng của bé, do đó, Sunlight có thể tập trung vào phân khúc này bằng cách tạo ra các sản phẩm an toàn cho trẻ em. Đối với những người sống một mình, Sunlight có thể tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian. 2.2.3 Tâm lý học: Sunlight có thể phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường để thu hút những người tiêu dùng quan tâm đến bảo vệ môi trường. Đối với những người tiêu dùng có xu hướng theo truyền thống, Sunlight có thể tập trung vào việc quảng cáo về độ hiệu quả và đáng tin cậy của sản phẩm. Bằng cách nắm bắt các phân khúc thị trường dựa trên các yếu tố này, Sunlight có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và phân phối để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của từng nhóm khách hàng. 2.2.4 Hành vi: Các gia đình hoặc doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nước rửa chén có thể trở thành nhóm mục tiêu quan trọng cho Sunlight. Thói quen sử dụng hàng ngày có thể tạo ra một nhu cầu ổn định cho sản phẩm. Các sản phẩm có khả năng loại bỏ mọi vết bẩn từ chén đĩa cho đến nồi nấu cơm có thể thu hút sự quan tâm của những người tiêu dùng muốn giảm