Download This Code regulates maritime activities, including regulations on ships, seafarers, seapor and more Essays (university) Law in PDF only on Docsity!
TS. LÊ PHÚC HÒA (Chủ biên)
Th.S. BÙI VĂN HÙNG
BÀI GIẢNG
LUẬT VẬN TẢI BIỂN
(Lưu hành nội bộ)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
TS. LÊ PHÚC HÒA (Chủ biên)
Th.S. BÙI VĂN HÙNG
BÀI GIẢNG
LUẬT VẬN TẢI BIỂN
(Lưu hành nội bộ)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
ii
MỤ C LỤ C
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... i MỤ C LỤ C................................................................................................................................................ ii
- PHẦN I..................................................................................................................................................... DANH MỤ C CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
- VÙNG BIỂN QUYỀN-CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA VEN BIỂN VÀ CÁC QUỐC GIA KHÁC ĐỐI VỚI CÁC
- Chương
- CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
- ( Qui định về lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền về kinh tế )
- 1.1. Quá trình hình thành công ước
- 1.2. Lãnh hải và vùng tiếp giáp
- 1.3. Vùng đặc quyền về kinh tế
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM....................................
- (LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012)
- 2.1. Những quy định chung
- 2.2. Vùng biển Việt Nam
- 2.4. Phát triển kinh tế biển
- 2.6. Xử lý vi phạm..........................................................................................................................
- Câu hỏi ôn tập chương
- PHẦN II
- HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN TẢI
- (BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIÊT NAM-2015)..........................................................................................
- Chương
- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- 3.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc sử dụng luật
- 3.2. Các thuật ngữ
- 3.3. Quyền thỏa thuận và vận tải nội địa
- 3.4. Quản lý nhà nước về hoạt động hàng hải
- Câu hỏi ôn tập chương
- Chương
- TÀU BIỂN
- 4.1. Quy định chung
- 4.2. Đăng ký tàu biển
- 4.3. Đăng kiểm tàu biển Việt Nam
- 4.4. Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển iii
- 4.5. Chuyển quyền sở hữu và thế chấp tàu biển
- 4.6. Quyền cầm giữ hàng hải..........................................................................................................
- Câu hỏi ôn tập chương
- Chương
- THUYỀN BỘ VÀ THUYỀN VIÊN
- 5.1. Thuyền bộ................................................................................................................................
- 5.2. Thuyền viên
- Câu hỏi ôn tập chương
- Chương
- CẢNG BIỂN
- 6.1. Quy định chung
- 6.2. Quản lý cảng biển....................................................................................................................
- 6.3. Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển
- 6.4. Cảng cạn
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- BẮT GIỮ TÀU BIỂN
- 7.1. Quy định chung
- 7.2. Bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
- 8.1. Quy định chung
- 8.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển
- 8.3. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến
- 8.4. Hợp đồng vận tải đa phương thức
- Câu hỏi ôn tập chương
- Chương
- HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU
- 9.1. Quy định chung
- 9.2. Thuê tàu định hạn
- 9.3. Thuê tàu trần..........................................................................................................................
- Câu hỏi ôn tập chương
- Chương
- ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VÀ MÔI GIỚI HÀNG HẢI
- 10.1. Đại lý tàu biển
- 10.2. Môi giới hàng hải iv
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- TỔN THẤT CHUNG
- 11.1. Khái niệm tổn thất chung
- 11.2. Phân bổ tổn thất chung
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI CÁC KHIẾU NẠI HÀNG HẢI
- 12.1. Xác định người được được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự (GHTNDS)
- (GHTNDS) 12.2. Xác định các khiếu nại hàng hải được, và không được áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự
- 12.3. Xác định mức giới hạn trách nhiệm dân sự (TNDS) cho các khiếu nại hàng hải
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
- 13.1. Quy định chung
- 13.2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
- 13.3. Chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải
- 13.4. Bảo hiểm bao.......................................................................................................................
- 13.5. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải
- 13.6. Chuyển quyền đòi bồi thường
- 13.7. Từ bỏ đối tượng bảo hiểm
- 13.8. Giải quyết bồi thường..........................................................................................................
- Câu hỏi ôn tập Chương
- PHẦN III
- BẰNG ĐƯỜNG BIỂN......................................................................................................................... CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
- Chương
- ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VIỆC THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUI TẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẬN
- (Công ước Brussel 1924 và Nghị định sửa đổi công ước-Hague-Visby năm 1968)
- 14.1. Một số thuật ngữ
- 14.2. Trách nhiệm và Miễn trách nhiệm của người vận chuyển
- Câu hỏi chương
- Chương
- HAMBURG RULES CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN-
- 15.1. Các qui định chung.............................................................................................................. v
- 15.2. Trách nhiệm của người vận chuyển
- 15.3. Trách nhiệm của người gửi hàng.........................................................................................
- 15.4. Chứng từ vận tải
- 15 - 5. Khiếu nại và kiện tụng
- 15.6. Qui định bổ sung
- Câu hỏi ôn tập Chương
- Chương
- BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..................................................................................................................... CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
- sea - Rotterdam Rules) (United nations convention on contracts for the international carriage of goods wholly or partly by
- 16.1. Sự hình thành và hiệu lực của Công ước.............................................................................
- 16.2. Những điểm thay đổi quan trọng của Công ước
- 16.3. Bố cục của Công ước
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤ C - Phụ lục - LAW RELATING TO BILLS OF LADING ("HAGUE RULES")............................................. INTERNATIONAL CONVENTION FOR THE UNIFICATION OF CERTAIN RULES OF - (Brussels, 25 August 1924) - Phụ lục - PROTOCOL THE HAGUE-VISBY RULES - THE HAGUE RULES AS AMENDED BY THE BRUSSELS - Phụ lục - UNITED NATIONS CONVENTION ON THE CARRIAGE OF - GOODS BY SEA (the Hamburg rules) Hamburg, 30 march - Phụ lục - CARRIAGE OF GOODS WHOLLY OR PARTLY BY SEA UNITED NATIONS CONVENTION ON CONTRACTS FOR THE INTERNATIONAL
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nội dung 1 CIF Cost, Insurance and Freight 2 GHTNDS Giới hạn trách nhiệm dân sự 3 GT Gross tonnage 4 HHVN Hàng hải Việt Nam 5 NOR Notice of Rediness 6 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 7 SDR Special Drawing Right
2
Chương 1
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
( Qui định về lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền về kinh tế ) 1.1. Quá trình hình thành công ước Luật biển là một ngành độc lập trong công pháp quốc tế đã được hình thành từ rất sớm. Từ thời cổ đại ở Hy Lạp, Ai Cập và La Mã đã xuất hiện các tập quán về biển. Đến thế kỷ XIII đã xuất hiện một số nguyên tắc về luật biển vùng biển Bắc Âu và sau đó được phổ biến sang cả Địa Trung Hải. Hội nghị đầu tiên về luật biển được tổ chức năm 1930 tại La Hay với mục đích bàn luận về các vấn đề cấp bách lúc đó như: định ra qui chế về lãnh hải; chống cướp biển; các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển. Do có nhiều mâu thuẫn nên hội nghị La Hay không giải quyết được thỏa đáng vấn đề cụ thể nào. Đến thời kì tổ chức Liên Hiệp Quốc, thì tổ chức có uy tín này đã triệu tập hội nghị lần thứ nhất về luật biển tại Giơ-ne-vơ vào ngày 24- 2 - 1958. Hội nghị này đã thông qua được 3 công ước quốc tế đầu tiên luật biển, đó là: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải ( có hiệu lực từ ngày 10- 9 - 1964 ); Công ước về thềm lục địa ( có hiệu lực từ ngày 20- 9 - 1962 ); Công ước về đánh bắt cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển ( có hiệu lực từ ngày 20 - 3 - 1966 ). Các công ước này đặt nền tảng cho việc pháp điển hóa luật biển, nhưng còn nhiều hạn chế, vì vậy chỉ 40 phiếu tham gia ủng hộ, còn phần lớn các nước vửa giành độc lập dân tộc thì chưa tham gia. Ngày 217- 3 - 1960 Liên Hiệp Quốc lại triệu tập Hội nghị luật biển lần thứ II tại Giơ- ne-vơ, nhưng do có nhiều bất đồng nên hội nghị này không đạt được kết quả. Để chuẩn bị cho hội nghị lần III về luật biển được chu đáo, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức nhiều hội nghị trù bị kéo dài từ năm 1967 đến năm 1972. Qua 9 lần đàm phán thương lượng. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật biển lần thứ III được tổ chức tại Mông
- te-gô Bay, và công ước về Luật Biển đã được kí kết vào ngày 10- 12 - 1982. Đây là công ước quốc tế về luật biển hoàn thiện và bao quát nhất từ xưa tới nay, đã xác định được qui chế pháp lý của hầu hết các bộ phận thuộc về biển và đại dương. Công ước bao gồm 320 điều, 9 phụ lục và 4 nghị quyết thành một thể thống nhất. Công ước đã ấn định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, xác lập một trật tự pháp lý mới trên biển tương đối công bằng và tiến bộ góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Bài giảng này chỉ đề cập đến nội dung quyền, chủ quyền của quốc gia có biển và các quốc gia khác đối với các vùng biển như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và vùng biển quốc tế.
3 Hình 1.1-Cách xác định các vùng biển theo qui định của Công ước Nguốn: tapchidoingoai.vn 1.2. Lãnh hải và vùng tiếp giáp Điều 2. Chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng đất dưới đáy của lãnh hải****. Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (merterritoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này. Chủ quyền của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Điều 3. Chiều rộng của lãnh hải Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước. Điều 4. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải. Điều 5. Đường cơ sở thông thường Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Điều 6. Các mỏm đá (recifs) Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều
5
- Trong Công ước, “Vịnh” (baie) cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển. Tuy nhiên, một vũng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.
- Diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm.
- Nếu khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên một vịnh không vượt quá 24 hải lý, thì đường phân giới có thể được vạch giữa hai ngấn nước triều thấp nhất này và vùng nước ở phía bên trong đường đó được coi là nội thủy.
- Khi khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh, sao cho phía trong của nó có một diện tích nước tối đa.
- Các quy định trên đây không áp dụng đối với các vịnh gọi là “vịnh lịch sử” và cũng không áp dụng đối với các trường hợp làm theo phương pháp đường cơ sở thẳng được trù định trong Điều 7. Điều 11. Cảng Để ấn định ranh giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được coi là thành phần của bờ biển. Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình thiết bị cảng thường xuyên. Điều 12. Vũng tàu Các vũng tàu được dùng thường xuyên vào việc xếp dỡ hàng hóa và làm khu neo tàu, bình thường nằm hoàn toàn hoặc một phần ở ngoài đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải cũng được coi như là bộ phận của lãnh hải. Điều 13. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi
- “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (haut-fonds découvrants) là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.
6
- Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chúng không có lãnh hải riêng. Điều14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên. Điều 15. Việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau. Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác. Điều 16. Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý
- Các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7, 9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệt hống trắc địa đã được sử dụng.
- Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiếu. Điều 17. Quyền đi qua không gây hại Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Điều 18. Nghĩa của thuật ngữ “Đi qua” (Passage)
- “Đi qua” là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy; hoặc b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng trong nội thủy.
- Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.
8 b) Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác; c) Bảo vệ các đường giây cáp và ống dẫn; d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; e) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh bắt; f) Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường; g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; h) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven biển;
- Các luật và quy định này không áp dụng đối với cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với trang bị của tàu thuyền nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay quy phạm quốc tế được chấp nhận chung.
- Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các luật và quy định này.
- Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại ở trong lãnh hải tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các luật và quy định này, cũng như tất cả các quy định quốc tế được chấp nhận chung có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển. Điều 22. Các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông ở trong lãnh hải
- Quốc gia ven biển khi cần bảo đảm an toàn hàng hải có thể đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định nhằm điều phối việc qua lại các tàu thuyền.
- Đặc biệt, đối với các tàu xi-teec (navires-citernes), các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hại nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, có thể bị bắt buộc chỉ được đi theo các tuyến đường này.
- Khi ấn định các tuyến đường và quy định cách bố trí phân chia luồng giao thông theo điều này, quốc gia ven biển lưu ý đến: a) Các kiến nghị của tổ chức quốc tế có thẩm quyền; b) Tất cả các luồng lạch thường được sử dụng cho hàng hải quốc tế; c) Các đặc điểm riêng của một số loại tàu thuyền và luồng lạch; d) Mật độ giao thông.
9
- Quốc gia ven biển ghi rõ các tuyến đường và các cách phân chia luồng giao thông nói trên lên hải đồ và công bố theo đúng thủ tục. Điều 23. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại. Các tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng như các tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, buộc phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của các điều ước quốc tế đối với loại tàu thuyền đó. Điều 24. Các nghĩa vụ của quốc gia ven biển
- Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ven biển không được: a) Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này; b) Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định.
- Quốc gia ven biển thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải của mình biết trong lãnh hải của mình. Điều 25. Quyền bảo vệ các quốc gia ven biển
- Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại.
- Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hay vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thủy đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay công trình cảng nói trên.
- Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục. Điều 26. Lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài 1.Không được thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải, nếu không phải vì lý do trả công cho những dịch vụ riêng đối với những tàu thuyền này. Khi thu lệ phí đó không được phân biệt đối xử.
11
- Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy. Điều 33. Vùng tiếp giáp
- Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm: a) Ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
- Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. 1.3. Vùng đặc quyền về kinh tế Điều 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Điều 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế
- Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có: a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; ii. Nghiên cứu khoa học về biển; iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
- Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.
12
- Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI (qui định về thềm lục địa). Điều 57. Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Điều 58. Các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về kinh tế
- Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
- Các Điều từ 88 đến 115 ( qui định liên quan đến hoạt động trên biển cả-vùng biển quốc tế ), cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.
- Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế. Điều 59. Cơ sở giải quyết các tranh chấp trong trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền về kinh tế Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền hay quyền tài phán trong các vùng đặc quyền về kinh tế cho quốc gia ven biển hay cho các quốc gia khác và ở đó có xung đột giữa lợi ích của quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc khác thì sự xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế. Điều 60. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền về kinh tế.
- Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng: a) Các đảo nhân tạo; b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác;