Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

thảo luận lịch sử đảng, Lecture notes of American Language

thảo luận lịch sử đảng Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Typology: Lecture notes

2023/2024

Uploaded on 04/14/2024

thao-nguyen-0f7
thao-nguyen-0f7 🇻🇳

1 document

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là:
Một là, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
- Con đường Cách mạng sản. Những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, dấu
chân Người từng in trên 3 đại dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia trong 10 năm
(1911 - 1920). Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó đã giúp người thanh niên
yêu nước nhận thức rõ hơn, khái quát hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt
quan trọng, đó là nhận ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực
dân: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động
cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Nhận ra bản chất của các
cuộc cách mạng qua nghiên cứu các cuộc cách mạng của các nước tư bản chủ nghĩa:
Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản. Cách mệnh
không đến nơi, không triệt để, tiếng nói là cộng hòa là dân chủ. Kỳ thực bên trong thì
nó bóc lột công nông trong nước, ở ngoài thì áp bức thuộc địa[1]. Nên khi bắt gặp lý
tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng
cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu
nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin,
với khát vọng mang lại hòa bình cho dân tộc, Người đưa ra những thông điệp mang
giá trị vĩnh hằng, đó là những thông điệp về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân
chủ, đó chính là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường Người lựa
chọn suốt 100 năm qua, nay vẫn sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam cho hoạt động cách
mạng Việt Nam.
Vì sao NAQ lựa chọn con đường cm vô sản
- cách mạng đang bị khủng hoảng về đường lối, rất nhiều cuộc khởi nghĩa
như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần
Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân,
phong trào chống thuế ở Trung Kỳ… Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa và phong trào
yêu nước đó đều đi đến thất bại, nguyên nhân chính thiếu lực lượng lãnh đạo,
nhất là chưa một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc
- cách mạng vô sản là cuộc cách mạng triệt để nhấtn
- vì mang tính chất triệt để nhất nên có thể tập hợp đông đảo lực lượng tham gian
- cách mạng vô sản đã được kiểm chứng bằng cuộc cm tháng 10 Ngan
- cm vô sản là cuộc cm có học thuyết lý luận khoa học vững chắc làm nền tảng
đó chính là học thuyết Mấc leninn
Hai là, Người đã tích cực truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về
tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án
bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu
gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa
thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của
giai cấp công nhân nhân dân lao động trên thế giới. Đồng thời tiến hành tuyên
truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng
sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phục thuộc.
Về chính trị: Thông qua tác phẩm Đường Kach Mệnh Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng
định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức; xác định cách mạng giải phóng
dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng;
xác định vai trò lãnh đạo của Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download thảo luận lịch sử đảng and more Lecture notes American Language in PDF only on Docsity!

Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Một là, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

- Con đường Cách mạng Vô sản. Những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, dấu chân Người từng in trên 3 đại dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia trong 10 năm (1911 - 1920). Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó đã giúp người thanh niên yêu nước nhận thức rõ hơn, khái quát hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt quan trọng, đó là nhận ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Nhận ra bản chất của các cuộc cách mạng qua nghiên cứu các cuộc cách mạng của các nước tư bản chủ nghĩa: “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản. Cách mệnh không đến nơi, không triệt để, tiếng nói là cộng hòa là dân chủ. Kỳ thực bên trong thì nó bóc lột công nông trong nước, ở ngoài thì áp bức thuộc địa ”[1]. Nên khi bắt gặp lý tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin, với khát vọng mang lại hòa bình cho dân tộc, Người đưa ra những thông điệp mang giá trị vĩnh hằng, đó là những thông điệp về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, đó chính là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường Người lựa chọn suốt 100 năm qua, nay vẫn là sợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam. Vì sao NAQ lựa chọn con đường cm vô sản - cách mạng đang bị khủng hoảng về đường lối, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ… Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước đó đều đi đến thất bại, và nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc - cách mạng vô sản là cuộc cách mạng triệt để nhất - vì mang tính chất triệt để nhất nên có thể tập hợp đông đảo lực lượng tham gia - cách mạng vô sản đã được kiểm chứng bằng cuộc cm tháng 10 Nga - cm vô sản là cuộc cm có học thuyết lý luận khoa học vững chắc làm nền tảng đó chính là học thuyết Mấc lenin Hai là, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phục thuộc. Về chính trị: Thông qua tác phẩm “ Đường Kach Mệnh “ Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.

Những luận điểm ấy sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Về tổ chức : Sau khi từ Liên Xô về Quảng Châu, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn (02/1925). Trên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn Người sáng lập nên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925) tại Quảng Châu - Trung Quốc, sau đó Người liên kết với những cộng sản ở thuộc địa đang hoạt động cách mạng ở Pháp lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (7/1925). Các tổ chức là nơi để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Nhờ đó, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928 - 1929 theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Có thể nói, trong những năm tháng đầy cam go, hiểm nguy, thử thách, với khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động khẩn trương, tích cực và đầy sáng tạo chuẩn bị những tiền đề tư tưởng, chính trị, tổ chức để dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam phù hợp với xu thế tiến bộ của lịch sử. Ba là, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Cuối năm 1929, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã khẳng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều nhận là đảng cách mạng chân chính, do đó không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức.Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để lập một chính đảng duy nhất của Việt Nam, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Bốn là, Người đã soạn thảo và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam với nhiều nội dung rất quan trọng: mục tiêu của cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp tiến hành cách mạng, quan hệ quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng. Những nội dung ấy dẫu rằng “vắn tắt” nhưng đã phản ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Cương lĩnh chính trị đầu tiên là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. Và là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta trong mọi thời kì cách mạng và đặc biệt có giá trị trong thời đại ngày nay. 90 năm thực hiện đường lối chiến lược theo Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Việt Nam vẫn kiên định con đường cách mạng được khẳng định từ Cương lĩnh chính tri đầu tiên, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vẫn là sợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[3]; Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”[4]. Do đó, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định rằng di sản Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay.

  • Nội dung Hiệp định Sơ bộ:
  • Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
  • Chính phủ Việt Nam cho phép 15000 quân Pháp vào Miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn năm năm.
  • Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri. - biện pháp
    • củng cố chính quyền
    • nạn đói
    • nạn dốt
    • kinh tế 1. Xây dựng chính quyền cách mạng
  • Thực hiện Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
  • Ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
  • Ngày 6/1/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu 333 đại biểu khắp Bắc – Trung – Nam, tượng trưng cho khối vào Quốc hội.
  • Ngày 3/2/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên: xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới; thành lập chính phủ kháng chiến; bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
  • Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
  • Tháng 11/1946, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được quốc hội thông qua.
  • 22/5/1946, Quân độ quốc gia Việt Nam được thành lập. 2. Giải quyết nạn đói
  • Biện pháp giải quyết:
  • Biện pháp cấp thời: tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô để nấu rượu; lập “hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ngày đồng tâm”,...
  • Biện pháp lâu dài: đẩy mạnh tăng gia sản xuất; tịch thu ruộng đất của Việt gian, đế quốc chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm thuế.
  • Kết quả thực hiện: nạn đói nhanh chóng được đẩy lùi. 3. Giải quyết nạn dốt
  • Biện pháp giải quyết: - Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
  • Kết quả thực hiện: - Từ tháng 9/1945 - tháng 9/1946, trên toàn quốc có 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2.5 triệu người. - Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng trở lại để đào tạo những công dân và cán bộ có năng lực phụng sự Tổ quốc.

4. Giải quyết khó khăn về tài chính

  • Biện pháp giải quyết:
  • Biện pháp cấp thời: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân (vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”,...).
  • Biện pháp lâu dài: phát hành và lưu hành tiền giấy, xây dựng nền tài chính độc lập.
  • Kết quả thực hiện:
  • Nhân dân tự nguyện đóng góp 370 kilôgam vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
  • Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. - ý nghĩa Tuần 4
  1. Quá trình thống nhất về mặt nhà nước
  • Lý do
  • Về mặt lãnh thổ. Tổ quốc Việt Nam trên thực tế đã được thống nhất từ sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, song ở mỗi miền lại tồn tại một tổ chức Nhà nước khác nhau.
  • Ở miền Bắc có Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.
  • Ở miền Nam, có Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, ủy ban nhân dân cách mạng là chính quyền các cấp.
  • Từ thực tế đó, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, một trong những nguyện vọng tha thiết trước mắt, đồng thời là tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam – Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một Chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung của nhân dân cả nước.
  • Chủ trg của Đảng về thống nhất nước nhà về mặt nhà nước dc thể hiện ntn Tháng 9/1975, Để đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế của lịch sử dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
  • Triển khai thống nhất nước nhà về mặt nhà nước được thực hiện ntn Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 9/1975, đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
  • Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền đi tham dự Hội nghị.