Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tâm lí học thần kinh - Đề tài rối loạn thích ứng, Summaries of Cultural Studies

Trong thời đại hiện tại, khi các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống về mặt vật chất tạm thời đã được đáp ứng thì con người đã bắt đầu quan tâm hơn đến khía cạnh tâm lí . Nếu trước kia mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống bị xem nhẹ thì nay, sự phát triển của những tiến bộ về khoa học càng ngày càng phát hiện ra những nghiên cứu về những chứng bệnh tâm lí mà biểu hiện của nó thoạt nhìn qua thì rất bình thường, là điều mà ai cũng phải có khi gặp một tình huống sang chấn nào đấy ( ví dụ như lo âu, căng thẳng, .. ), nhưng nó sẽ diễn biến xấu hơn và trở nên trầm trọng đối với người mắc. Một trong số đó là rối loạn thích ứng – cũng chính là đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

Typology: Summaries

2021/2022

Uploaded on 07/04/2023

uyen-nguyen-ha
uyen-nguyen-ha 🇻🇳

1 / 33

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Nhóm 11 Ri lon thích ng
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
***
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
Giảng viên hướng dẫn: BS. Phan Thiệu Xuân Giang
Lớp: 21616
Đề tài: Rối loạn thích ứng
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21

Partial preview of the text

Download Tâm lí học thần kinh - Đề tài rối loạn thích ứng and more Summaries Cultural Studies in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

TÂM LÝ HỌC THẦN KINH

Giảng viên hướng dẫn: BS. Phan Thiệu Xuân Giang Lớp: 21616 Đề tài: Rối loạn thích ứng Nhóm thực hiện: Nhóm 11

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

DANH SÁCH PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN STT Họ và tên MSSV Nội dung phân công 1 Nguyễn Ngọc Quỳnh Giang (Nhóm trưởng)

  • Cơ chế bệnh sinh theo các học thuyết Tâm lý
  • Tổng hợp nội dung 2 H Glim Ayun 2156160126 - Khái niệm về Rối loạn thích ứng 3 Trịnh Cẩm Tài 2156160195 - Tỷ lệ lưu hành 4 Phạm Thị Kim Nguyên 2156160175 - Tỷ lệ lưu hành 5 Lương Thị Thu Trà 2156160219 - Các triệu chứng của Rối loạn thích ứng 6 Nguyễn Vân Thư 2156160216 - Các triệu chứng của Rối loạn thích ứng 7 Trần Thị Diễm Quỳnh 2156160193
  • Cơ chế bệnh sinh theo các học thuyết Tâm lý
  • Cơ chế bệnh sinh theo Tâm lý thần kinh 8 Phan Hồng Yến 2156160114 - Cơ chế bệnh sinh theo Tâm lý thần kinh 9 Vương Thị Thuỳ Trang 2156160115 - Cơ chế bệnh sinh theo Tâm lý thần kinh 10 Phạm Xuân Thanh 2156160077 - Các loại trị liệu 11 Nguyễn Thị Thuỳ 2156160212 - Các loại trị liệu 12 Nguyễn Văn Toàn 2156160199 - Tình hình Rối loạn thích ứng ở Việt Nam 13 Nguyễn Ngọc Hân 2156160141
  • Tình hình Rối loạn thích ứng ở Việt Nam
  • Trình bày PowerPoint

MỤC LỤC

  • DANH SÁCH PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN
  • CHỮ VIẾT TẮT
  • MỤC LỤC
  • LỜI MỞ ĐẦU
  • Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ TỶ LỆ LƯU HÀNH
      1. Khái niệm
      1. Tỷ lệ lưu hành
  • Chương 2: CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA RỐI LOẠN THÍCH ỨNG
  • Chương 3: CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA RỐI LOẠN THÍCH ỨNG
      1. Cơ chế bệnh sinh theo các học thuyết tâm lý
      1. Cơ chế bệnh sinh theo tâm lý học thần kinh
  • Chương 4: CÁC LOẠI TRỊ LIỆU
      1. Can thiệp tâm lý
      1. Can thiệp bằng thuốc
  • Chương 5: TÌNH HÌNH RỐI LOẠN THÍCH ỨNG Ở VIỆT NAM
      1. Tình hình rối loạn thích ứng ở Việt Nam
      1. So sánh tương quan số liệu các nước trên thế giới với Việt Nam
      1. Rối loạn thích ứng trong đại dịch COVID-
      1. Đề xuất
  • LỜI KẾT
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh dịch bệnh COVID- 19 , bên cạnh nỗi sợ nhiễm virus hay những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày như bị hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, trẻ em phải học online, thiếu tiếp xúc với bạn bè, người thân… đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của mọi người. Đặc biệt, việc phải đối mặt với những biến đổi ấy đã làm gia tăng tỷ lệ mắc các rối loạn liên quan đến căng thẳng và trong đó có rối loạn thích ứng – một đề tài chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy, khi tiếp xúc với đề tài này chúng tôi cảm thấy đây là một đề tài vô cùng mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay. Chúng tôi rất vinh dự khi được nhận và có cơ hội tìm hiểu đề tài này. Với những lý do thiết thực trên, từ đó nhóm đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp kiến thức về rối loạn thích ứng. Mục đích và hướng khai thác thực hiện trong bài nghiên cứu ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu cụ thể các nội dung liên quan của chứng rối loạn thích ứng như: Khái niệm và tỷ lệ lưu hành, triệu chứng, cơ chế bệnh sinh, các loại trị liệu và tình hình rối loạn thích ứng ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài gặp một số khó khăn (các thành viên trong nhóm không thể tương tác trực tiếp với nhau, không có điều kiện nghiên cứu quan sát, đánh giá thực tế tại các cơ sở khám chữa bệnh…) vì vậy, có thể đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Nhóm chúng tôi xin được trình bày một số nội dung tiêu biểu mà chúng tôi tìm hiểu được. Xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên BS. Phan Thiệu Xuân Giang đã tạo cơ hội, điều kiện cho chúng tôi được tiếp xúc và hiểu rõ hơn về đề tài này. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy để hoàn thiện đề tài hơn và rút được kinh nghiệm cho những bài sau có thể tốt hơn.

- Trong các cuộc khảo sát với quy mô mẫu là dân số chung, tỷ lệ mắc bệnh nằm trong khoảng 0,5% đến 2% (Ayuso - Mateos và cộng sự, 2001; Casey và cộng sự, 2006). - Ở tuổi già, tỷ lệ lên đến 3,7% (Arbus và cộng sự, 2014; Maercker và cộng sự, 2008). - Tỷ lệ phổ biến thường cao hơn trong các cơ sở y tế. Trong số bệnh nhân chăm sóc ban đầu, 2,9 - 7,8% được chẩn đoán mắc rối loạn thích ứng (Fernandez và cộng sự, 2012; Taggart và cộng sự, 2006). - Trong các cơ sở tâm thần học, tỷ lệ phổ biến lên đến 12% (Strain và cộng sự, 1998) và lên đến 17,1% tại các khoa cấp cứu (Bruffaerts, Sabble & Demyttenaere, 2004). Trong số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tâm thần khu vực phân công trong thời gian 6 tháng, rối loạn thích ứng được chẩn đoán ở 9% bệnh nhân (chẩn đoán phổ biến thứ ba sau bệnh tâm thần ở 62% và rối loạn tâm trạng ở 24%). - Rối loạn thích ứng là loại chẩn đoán phổ biến thường thấy trong các trung tâm trị liệu tâm lý tâm thần tại Hoa Kỳ, con số ghi nhận hàng năm là khoảng 50% so với các loại bệnh khác (DSM- 5 ). - Khi xem xét các cơ sở y tế chuyên khoa, chẳng hạn như phẫu thuật tim hoặc ung thư, tỷ lệ phổ biến dao động từ 14% đến 35% (Akechi, Okamura, Nishiwaki & Uchitomi, 2001 ; Dew và cộng sự, 200 1 ; Mitchell và cộng sự, 2017; Okamura và cộng sự, 2000). - Rối loạn thích ứng cũng là một chẩn đoán chung giữa các cá nhân đã trải qua một sự kiện nào đó trong cuộc sống, chẳng hạn như nạn nhân của trộm (34%; Bachem & Maercker, 2016) hoặc người tị nạn (5,7% - 40,3%; Dobricki, Komproe, de Jong & Maercker, 2010). - Ở Mỹ, tỷ lệ người bị rối loạn thích ứng dao động từ 2 % - 8% dân số. Không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, ai cũng có thể mắc bệnh nhưng cao nhất là ở trẻ vị thành niên. Trẻ em nam và nữ có tỷ lệ mắc rối loạn thích ứng tương đương nhau, thường gặp do các vấn đề phát sinh nơi trường học (môi trường học mới, áp lực học tập, thi cử…), cha mẹ ly dị hoặc bản thân nghiện chất kích thích. Đối với người trưởng thành, yếu tố sang chấn thường là các vấn đề trong hôn nhân, ly dị, chuyển đến môi trường sống mới, mất việc, chuẩn bị kết hôn, có con đầu lòng. Theo một số nghiên cứu báo cáo tỷ lệ nguy cơ mắc chứng rối loạn thích ứng ở độ tuổi này của phụ nữ cao hơn gấp đôi nam giới, đặc biệt là phụ nữ độc thân có nguy cơ mắc cao nhất. - Rối loạn thích ứng được coi là chẩn đoán phổ biến nhất (7,1%) trong số 127 bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật. Một nghiên cứu khác từ Nhật Bản cho thấy tỷ lệ rối loạn thích ứng là 35% trong trường hợp ung thư vú tái phát. - Rối loạn thích ứng là một chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất đối với những bệnh nhân có những vấn đề cần phải nhập viện hoặc phẫu thuật. Trong một nghiên cứu có khoảng 5% bệnh nhân nhập viện trong vòng 3 năm mắc rối loạn thích ứng. Lên đến 50% những người bệnh có vấn đề y khoa chuyên biệt hoặc yếu tố gây stress được chẩn đoán là rối loạn thích ứng. Và hơn thế nữa, 10% đến 30% bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần trị liệu và 50% bệnh nhân nội trú được chẩn đoán là rối loạn thích ứng. Một nghiên cứu gần đây, khám nghiệm tâm lý về hành vi tự tử phát hiện ra rằng 15% bị chứng rối loạn thích ứng.

Tại Ý, một bảng câu hỏi về vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần được thực hiện nhằm mục đích khảo sát người dân đã chịu tác động như thế nào trong suốt ba đến bốn tuần giãn cách xã hội với 18.147 người. Mặc dù cuộc khảo sát này vẫn chưa được đánh giá cao và không nên sử dụng để hướng dẫn thực hành lâm sàng, nhưng với kết quả khảo sát thật đáng kinh ngạc đã cho thấy tác động tiêu cực của đại dịch COVID- 19 đối với sức khỏe tâm thần. 4.092 (22,9%) người được hỏi có các triệu chứng của rối loạn thích ứng, số còn lại có các triệu chứng khác như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và căng thẳng nhận thức. Nhìn chung, rối loạn thích ứng là một rối loạn tâm thần phổ biến, nhưng sự quan tâm vẫn rất hạn chế trong các trung tâm nghiên cứu. Dù còn nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, nhưng vấn đề này vô cùng thiết thực ở bối cảnh đại dịch COVID- 19 hiện nay. Trong cả cơ sở y tế tâm thần và y tế nói chung, rối loạn thích ứng phải được chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt khi bệnh nhân đối mặt với những căng thẳng về thể chất và tâm lý. Nghiên cứu có hệ thống hơn về chứng rối loạn này có thể giúp củng cố cơ sở bằng chứng và cho phép các quyết định lâm sàng tốt hơn.

- Cảm thấy choáng ngợp, sợ hãi vô lý lâu dần có thể gây ra vấn đề tâm lý cực kì nghiêm trọng như ám ảnh. - Hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn. - Rút lui khỏi các hỗ trợ xã hội. - Họ hạn chế tối đa những việc quan trọng như đi làm hay thanh toán hóa đơn. - Có suy nghĩ hoặc thậm chí là hành vi tự sát. Trên đây là một số biểu hiện của chứng rối loạn thích ứng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện bắt đầu trong khoảng thời gian 3 tháng sau một sự kiện căng thẳng, quá sức chịu đựng và kéo dài không quá 6 tháng sau khi kết thúc sự kiện ấy. Thế nhưng, với các rối loạn dai dẳng hoặc mãn tính có thể sẽ tiếp diễn dài hơn 6 tháng, đặc biệt nếu tác nhân gây căng thẳng vẫn đang tiếp diễn như là thất nghiệp gây ra lo lắng về tiền bạc, nguồn sống hay gia đình bất hòa.

Chương 3 CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA RỐI LOẠN THÍCH ỨNG Rối loạn thích ứng là dạng rối loạn liên quan đến cảm xúc, hành vi và lựa chọn của người mắc được phát sinh từ những tình huống bao gồm các tác nhân gây căng thẳng. Chúng là những tác nhân tạo ra những kích thích buộc cơ thể phải có đáp ứng để cân bằng và thích nghi. Theo ICD- 10 , các yếu tố gây stress trong rối loạn thích ứng là những stress có thể đồng cảm được không phải loại bất thường và có tính thảm họa như: Mất người thân, đổ vỡ trong mối quan hệ, mắc bệnh lý cơ thể nặng... tác động lên nhân cách dễ bị tổn thương gây ra các biểu hiện lo âu, trầm cảm, mất khả năng ứng phó, dự định tương lai phía trước. Cơ thể con người chọn một hoặc nhiều những phản ứng để đáp ứng lại các kích thích đó, ví dụ như: Các đáp ứng về sinh lý, hành vi, cảm xúc, nhận thức và lựa chọn. Như vậy quá trình này gồm 2 thành tố là tác nhân kích thích và đáp ứng kích thích, chúng có mối liên hệ tương tác qua lại với nhau rất mạnh mẽ. Và từ đó có hai trường hợp được đặt ra cho sự tương tác giữa hai thành tố này.

  • Trường hợp 1: Tạo được một cân bằng mới cho cơ thể Ở trường hợp này các tình huống và tác nhân kích thích thường không quá lớn đối với chính cơ thể đó, con người có thể tạo ra những kích thích tương đương để thích ứng cân bằng.
  • Trường hợp 2: Không tạo được một cân bằng mới cho cơ thể Ở trường hợp này các tình huống và tác nhân kích thích thường lớn hơn hoặc tác động quá dai dẳng hay vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Phản ứng của chủ thể với các yếu tố kích thích sai hoặc không đầy đủ thì sẽ không đạt một giá trị đáp ứng cân bằng với kích thích để tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể. Từ tình trạng mất cân bằng đó dẫn đến chức năng của cơ thể bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện.

1. CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ

1.1. Thuyết hành vi

Sự hoạt động của hệ thần kinh phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại của hai hệ thống tín hiệu (theo Pavlov)

một cách rất sâu sắc, nên họ có thể dự đoán trước được sự phát triển của sự vật, có thể rút ra những nhận định, tạo ra được những tiền đề để phát hiện các sự kiện sớm hơn so với quá trình quan sát trực tiếp. Thuộc loại tư tưởng là những nhà triết học, toán học, kể cả các nhà chiêm tinh học, v.v…

  • Đặc điểm của loại nghệ sĩ là hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất biểu hiện rất rõ, quá trình tư duy cụ thể chiếm ưu thế, tuy hệ tín hiệu thứ hai cũng phát triển tốt. Ở loại nghệ sĩ, khả năng tiếp nhận thực tiễn đặc biệt tinh vi và sâu sắc. Trong loại nghệ sĩ, có thể tìm thấy đủ màu sắc khác nhau như nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, diễn viên…
  • Đặc điểm của loại trung gian là ở họ các quá trình tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng kết hợp hài hòa, trong đó hoạt động của hệ tín hiệu thứ hai có trội hơn chút ít so với hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất. Đa số người còn lại (không thuộc hai loại trên) thuộc về loại trung gian. Loại hình thần kinh có tính chất di truyền nhưng vẫn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện môi trường, đặc điểm tâm lý xã hội và thay đổi do rèn luyện giáo dục. Chúng là một trong những thành phần quyết định nhân cách nên có ý nghĩa đặc biệt trong cơ chế rối loạn thích ứng bởi những người có nhân cách dễ bị tổn thương, có đề kháng tâm lý yếu thì dễ bị xúc động, khó làm chủ bản thân, đánh giá cao khó khăn hay đánh giá thấp về khả năng của bản thân, dễ buông bỏ trước những kích thích được bản thân đánh giá là khó khăn cao hay bi luỵ trước những tình huống gây stress thì tuỳ vào mức độ sẽ giảm dần hay ít có khả năng thích ứng khi có tác nhân gây stress. Có củng cố là có phản ứng và hậu quả của hành vi - những cái củng cố - là các lực kiểm soát rất mạnh mẽ. Vì vậy, ông cho rằng kiểm soát được củng cố thì kiểm soát được hành vi (theo Skinner) Kết quả quy định rất lớn sự lặp lại của hành vi đó. Loại và thời điểm của kết quả đó có thể củng cố hoặc làm suy yếu những hành vi tiếp theo. Sự củng cố là những kết quả làm cho hành vi xuất hiện với tần số cao hơn, cường độ mạnh hơn. Vật củng cố là một kết quả nào đó mà củng cố hành vi tiếp theo. Vậy quá trình lặp lại hành vi trước một tác nhân củng cố cũng được xem là quá trình thích ứng.
  • Ví dụ cho củng cố tích cực: Có một đứa trẻ không thích làm bài tập hè, nhưng mỗi ngày bố của đứa trẻ đều bắt buộc nó phải làm 10 bài tập. Và sau khi quan sát những ngày làm bài mệt mỏi và áp lực của trẻ, mẹ đứa trẻ đã đưa ra một phần thưởng cho trẻ là mỗi tuần (gồm 7 ngày) khi thực hiện xong bài tập được giao, đứa trẻ sẽ được thưởng một que kem. (Burrhus F. Skinner)

Thì sau đó, những ngày cuối kỳ nghỉ hè đứa trẻ đã làm bài thường xuyên mà không có sự ép buộc và rầy la của bố nữa.

  • Ví dụ củng cố tiêu cực: Đứa trẻ mỗi ngày đều làm bài tập đầy đủ nên được miễn việc tưới vườn cây cho bố một hôm. Vậy, khi nhận được tác nhân củng cố và đáp trả lại bằng những hành vi nhưng sau khi lặp đi lặp lại những hành vi đáp trả kích thích đó trạng thái tinh thần vẫn không thay đổi thì có thể cơ thể chưa cân bằng được hành vi đáp trả có mức độ phù hợp với củng cố kích thích hoặc rối loạn thích ứng khiến trẻ dù lặp đi lặp lại hành vi đáp trả kích thích ấy nhưng vẫn không thích ứng được với tác nhân kích thích mới (đứa trẻ vẫn không làm quen và có tính thích nghi với việc làm 10 bài tập mỗi ngày, sau một thời gian dài lặp lại hành vi đáp trả tác nhân củng cố việc làm bài tập vẫn gượng ép). Thì có thể gây rối loạn thích ứng cho cơ thể.

1.2. Thuyết nhận thức hành vi

Một lần tiếp xúc với một kích thích khó chịu, lần kế tiếp sinh vật sẽ có tránh né tiếp xúc với kích thích đó, quá trình này được gọi là học tập né tránh. (Avoidance learning) Tại đây xảy ra hay trường hợp đối với tình huống gây hại cho cơ thể thì khi né tránh có thể giúp cơ thể tránh được những tổn hại hay nguy hiểm nhưng khi đánh giá không đúng về kích thích hoặc vào những thời điểm khác với những tình huống tạo ra kích thích được cơ thể mặc định nhìn nhận một cách tương tự như kích thích đã xảy ra thì nó ngăn cản cơ thể tiếp nhận những kích thích mới hoặc điều chỉnh những hành vi đáp ứng phù hợp với kích thích. Từ đó gây ra rối loạn thích ứng. Kích thích tác động đến nhận thức dẫn đến đáp ứng. Khi con người quá chú ý đến tình huống gây lo hãi và nguy hiểm thì có thể bóp méo sự ước lượng của mình về kích thích mà mình đang đối diện. Các thông tin mà con người ước lượng bị dịch ra là nguy hiểm thì con người chuẩn bị thái độ và hành vi để đối phó. Nếu một kích thích bị ước lượng sai thì kết quả của con người phản ứng lại thực sự như là một kích thích lớn và phải tìm cách đối phó. (theo Beck và Emery) Khi nhận được một kích thích nhưng con người nhận thức sai về tình huống kích thích mang tới thì sẽ có những phản ứng không phù hợp với kích thích. Con người luôn mang tâm trạng bất an hay luôn suy nghĩ về những tình huống gây nguy hiểm cho mình thì trước mọi tình huống họ đều suy nghĩ về hướng tiêu cực là đa số, từ đó đánh giá sai tính chất của nhiều tình huống kích thích khác và không điều chỉnh được hành vi đáp ứng sao cho phù hợp. Vậy khi đánh giá sai tính chất của tình huống kích thích thích thì họ đưa ra (Aaron Beck) hành vi đáp ứng không hợp, thì tại đó hành vi đáp ứng không phù hợp này

Ba thành tố này không tồn tại độc lập hay có ranh giới rõ ràng mà luôn ảnh hưởng và xung đột lẫn nhau bên trong tâm trí chủ thể. Ở một người khỏe mạnh, cái tôi sẽ là thành tố có sức mạnh hơn cả so với những thành tố còn lại, từ đó giữ cho 3 yếu tố này ở trạng thái cân bằng với nhau. Nếu cái ấy chiếm ưu thế, chủ thể sẽ không ngừng tìm kiếm sự thỏa mãn bất chấp những luân lý, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Khi những nhu cầu này không được đáp ứng ngay lập tức trong thực tế, chủ thể sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu. Như vậy, mỗi khi đối diện với một sự kiện hoặc thay đổi nào đó mà không thể thích nghi và đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng, chủ thể có khả năng sẽ gặp các vấn đề về stress và rối loạn thích ứng. Nếu cái siêu tôi chiếm ưu thế, chủ thể sẽ tuân theo những luật lệ một cách cứng nhắc và trở nên giáo điều, hay phán xét. Chính cái siêu tôi này sẽ đàn áp những hành vi mà nó cho là “tồi tệ” hoặc “trái với chuẩn mực xã hội” đến mức không có hành vi nào xuất hiện bất ngờ hoặc nằm ngoài dự tính. Người có cái siêu tôi quá mạnh dễ cảm thấy tội lỗi khi phạm phải sai lầm dù là nhỏ nhất và thường không chấp nhận được sự thay đổi. Chính những yếu tố này khiến chủ thể khó lòng thích nghi được với những sự kiện thay đổi trong đời (cả thay đổi tích cực lẫn tiêu cực), chậm chạp trong việc tiếp nhận thực tại và dẫn đến chứng rối loạn thích ứng.

2. CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO TÂM LÝ HỌC THẦN KINH

Các tác nhân gây stress dù ít hay thời gian tác động ngắn vẫn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tâm lý của chúng ta. Trong khi ngoài kia đang có nhiều người mắc chứng rối loạn thích ứng và được các chuyên gia tâm thần điều trị, thế nhưng các nghiên cứu về chứng rối loạn thích ứng chỉ mới xuất hiện gần đây. Các tác nhân gây căng thẳng của rối loạn thích ứng có thể xuất phát từ những sự kiện trong cuộc sống. Có thể bao gồm các sự kiện thường ngày tác động đến cá nhân đó như: ly hôn, sự thất bại trong một việc nào đó (ví dụ như không đạt kết quả cao trong một bài kiểm tra, bài thi, sự ra đi của một người thân...) không giống PTSD, các tác nhân gây căng thẳng của rối loạn thích ứng không nhất thiết phải đe doạ đến bản thân hay cực kì khủng khiếp. Dựa trên ICD-11, ta có thể thấy được sự chẩn đoán khác nhau giữa rối loạn thích ứng và các rối loạn khác cũng liên quan đến tác nhân gây căng thẳng thần kinh:

Andreas Maercker, Louisa Lorenz. Adjustment disorder diagnosis: Improving clinical utility, World J Biol Psychiatry. 2018; 19(sup1): S3-S Rối loạn thích ứng là một vấn đề về sức khỏe tinh thần thường hay xuất hiện khi chúng ta gặp căng thẳng trong cuộc sống. Như đã nói ở trên, các tác nhân gây nên rối loạn thích ứng không nghiêm trọng như các tác nhân gây ra PTSD. Có bằng chứng cho thấy, rối loạn thích ứng có các đặc điểm lâm sàng khác với các bệnh về tâm thần khác. Các bằng chứng lâm sàng đã cho thấy rằng, rối loạn thích ứng có thể gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh một cách hoàn toàn khác mà không phải là một dạng chuyển tiếp của bất kì bệnh lý nào. Một cuộc thí nghiệm với 2 5 người mắc phải rối loạn thích ứng và 25 người đối chứng hoàn toàn khỏe mạnh được thực hiện. Ở những người mắc phải rối loạn thích ứng, lượng chất xám ở vùng bên phải của não giảm so với những người khỏe mạnh. Và ở những người khỏe mạnh, không có sự thay đổi khác biệt gì về não. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng rối loạn thích ứng có ảnh hưởng tới não. Phần lớn trong các nghiên cứu về các hội chứng gây ra bởi tác nhân gây căng thẳng (stressors) như trầm cảm... người ta thường nghiên cứu đến các vấn đề nội tiết - thần kinh. Cơ chế bệnh sinh của các hội chứng này liên quan mật thiết đến sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh và hormone được tiết ra khi cơ thể gặp kích thích gây căng thẳng. Do đó, để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của rối loạn thích ứng trên phương diện Tâm lý học thần kinh, ta sẽ tìm hiểu đến các chất dẫn truyền thần kinh, hệ nội tiết hoạt động như thế nào khi gặp căng thẳng, qua đó có thể hiểu được nguyên nhân gây nên rối loạn thích ứng và đưa ra những phương pháp trị liệu đúng đắn.

GABA được cho rằng có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh, giúp neuron phát triển và thư giãn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ mất ngủ và các bệnh liên quan đến stress hay rối loạn thần kinh, đặc biệt là rối loạn thích ứng. Xét nghiệm não đồ cho thấy GABA giúp tăng sóng alpha, giảm sóng beta khi stress. Qua đó ta thấy được GABA giúp ta thư giãn, giảm căng thẳng. Do vậy, nếu GABA trong cơ thể bị thiếu hụt có thể khiến cơ thể bị stress kéo dài gây nên rối loạn thích ứng. Hans Selye – người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress hiện đại, coi sự căng thẳng là một phản ứng với bất kỳ biến đổi nào của môi trường. Mô hình này nhấn mạnh vai trò quan trọng của vùng dưới đồi – tuyến yên – trục vỏ thượng thận (HPA) trong phản ứng căng thẳng của con người. Các triệu chứng bệnh lý bắt đầu phát triển khi có sự mất cân bằng giữa các quá trình kích thích, quá trình ức chế và khi các cơ chế của trục HPA thay đổi chệch xa dần mức bình thường. (Strain và Friedman, 2011). Do đó, không thể không đề cập đến một hệ thống vô cùng phức tạp đóng vai trò quan trọng trong hệ nội tiết, giúp cơ thể phản hồi với sự căng thẳng: trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (the hypothalamic - pituitary - adrenal axis hay HPA axis), đặc biệt là sự tham gia của hormones căng thẳng glucocorticoids, đáng chú ý nhất chính là cortisol. Vậy, cơ chế này là như thế nào? Khi cơ thể gặp một sự kiện khiến ta cảm thấy căng thẳng hay có cảm xúc tiêu cực như buồn bã, nó sẽ kích thích hạch hạnh nhân vì hạch hạnh nhân nhận tín hiệu thần kinh từ tất cả các phần của vỏ não viền, vỏ não mới của thuỳ thái dương, thuỳ đỉnh và thuỳ chẩm. Hạch hạnh nhân là vùng ý thức hành vi, giúp cho hành vi con người phù hợp hoàn cảnh, hoạt động một cách bán ý thức, phát luồng xung động đến hệ viền cho biết tình trạng hiện tại của cơ thể trong liên hệ với môi trường và tư duy. Khi ta trải qua một sự kiện căng thẳng thì hạch hạnh nhân - khu vực của não phụ trách xử lý cảm xúc, sẽ gửi tín hiệu báo nguy đến vùng dưới đồi. Vùng não này như một trung tâm chỉ huy, liên lạc với các phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh tự chủ, điều khiển các chức năng không tự chủ của cơ thể như thở, huyết áp, nhịp tim, sự giãn nở hoặc co thắt của các mạch máu quan trọng và tiểu phế quản (đường dẫn khí nhỏ trong phổi). Sau khi hạch hạnh nhân nhận được tín hiệu thần kinh và gửi đi tín hiệu báo nguy, vùng dưới đồi sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm bằng cách gửi tín hiệu qua các dây thần kinh tự chủ đến tuyến thượng thận. Hệ thần kinh tự chủ gồm hai thành phần là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có chức năng giống như bàn đạp ga ô tô kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy (fight or flight mode), cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng để phản ứng với

những nguy hiểm, căng thẳng. Hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động như một cái phanh, thúc đẩy phản ứng nghỉ ngơi và tiêu hóa (rest and digest mode) giúp cơ thể bình tĩnh lại sau khi căng thẳng qua đi.

- Fight-or-flight mode (hay còn gọi là phản ứng chống trả hay bỏ chạy, còn được biết đến với tên gọi phản ứng căng thẳng cấp tính): Là phản ứng sinh lý xuất hiện khi có một thứ gì đó gây khiếp sợ cho chủ thể về cơ thể và tinh thần. Phản ứng này xuất hiện nhờ sự phóng thích các hormone giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng để ở lại, đương đầu với mối đe dọa hoặc trốn chạy để bảo vệ an toàn cho bản thân. - Rest-and-digest mode (nghỉ và tiêu hóa): Cơ thể thực hiện các hoạt động như tiêu hóa, bài tiết và xây dựng hệ miễn dịch. Sau khi tuyến thượng thận phản ứng, vùng dưới đồi kích hoạt thành phần thứ hai của hệ thống phản ứng với căng thẳng: trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, còn gọi là trục HPA. Trục HPA dựa vào tín hiệu của hormone để giữ cho hệ thần kinh giao cảm - “bàn đạp ga” - luôn được kích hoạt. Nếu não tiếp tục cảm nhận được sự căng thẳng, lo lắng, vùng dưới đồi sẽ tiết ra hormone giải phóng corticotropin (CRH), hormone này di chuyển đến tuyến yên, kích hoạt giải phóng Adrenocorticotropic hormone (ACTH). ACTH di chuyển đến tuyến thượng thận, thúc đẩy chúng tiết ra cortisol, dẫn đến sự tăng nồng độ cortisol. Cortisol lấy năng lượng tích trữ chuyển hoá thành chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể đối phó với stress. Khi nguy hiểm, căng thẳng qua đi, nồng độ cortisol giảm xuống. Hệ thống thần kinh phó giao cảm - “phanh” - sau đó làm giảm phản ứng căng thẳng. Tuy nhiên, trong quá trình cơ thể tiết cortisol, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị ức chế. Nếu tình trạng stress của cơ thể kéo dài có thể khiến cho sức khỏe yếu dần, bước vào giai đoạn kiệt sức do hệ miễn dịch kém hoạt động. Khi cơ thể suy yếu sẽ khiến cho sự hoạt động của các cơ quan có chức năng phản ứng với stress và điều chỉnh tâm trạng bị suy giảm, như tuyến thượng thận, tuyến yên hay tuyến tùng (điều hoà giấc ngủ). Hậu quả là ảnh hưởng đến tâm trạng, nhịp sinh học, khiến cơ thể mệt mỏi và dẫn đến rối loạn thích ứng. Không chỉ vậy, rối loạn thích ứng có ảnh hưởng rất lớn tới hệ tim mạch. Bởi lẽ, khi ta thường xuyên cảm thấy chán nản, khó chịu và căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng lại với cảm giác chán nản đó bằng cách giải phóng một lượng lớn hormone giúp kiểm soát sự căng thẳng - cortisol. Khi cortisol được giải phóng, tim sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Hệ thống tim mạch phải làm việc với cường độ cao hơn mức bình thường để đảm bảo vận chuyển đủ năng lượng lẫn “sản phẩm” của stress, từ đó các tế bào sẵn sàng "chống trả" stress, huyết áp của chúng ta tăng lên, có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp, bệnh cao huyết áp này cũng chính là “sản phẩm” của stress thông qua hệ tim mạch. Nếu tình trạng stress diễn ra lâu dài, cơ thể của chúng ta phải liên tục giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như cortisol, trái tim và hệ thống tim mạch sẽ không có cơ hội để nghỉ ngơi và trở nên quá tải, không thích nghi được với tác nhân gây căng thẳng.