Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

quản trị tác nghiệp kinh doanh quốc tế, Summaries of Economics

nội dung đầy đủ, rõ ràng rành mạch, được sắp xếp theo trình tự hợp lý

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 05/25/2024

1 / 283

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Học phần: KINH DOANH QUỐC TẾ 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
KINH DOANH QUỐC TẾ
Nhóm biên soạn: Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế
TS. Lê Thị Vit Nga
TS. Phan Thu Trang
ThS. Trương Quang Minh
ThS. Nguyễn Đức Xuân Lâm
ThS. Lê Hoàng Quỳnh
Hà Nội, 2023
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download quản trị tác nghiệp kinh doanh quốc tế and more Summaries Economics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

KINH DOANH QUỐC TẾ

Nhóm biên soạn: Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế TS. Lê Thị Việt Nga TS. Phan Thu Trang ThS. Trương Quang Minh ThS. Nguyễn Đức Xuân Lâm ThS. Lê Hoàng Quỳnh Hà Nội, 2023

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

KINH DOANH QUỐC TẾ

Tên học phần (tiếng Việt) : Kinh doanh quốc tế Tên học phần (tiếng Anh) : International Business Số tín chỉ: 03 Giờ lý thuyết: 36 - Giờ thảo luận: 18 - Giờ tự học: 96 Mục tiêu của học phần : Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế, động cơ tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế, tác động của toàn cầu hóa và các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý kinh tế, nhân khẩu học tới hoạt động kinh doanh quốc tế, các phương thức thâm nhập thị trường, chiến lược kinh doanh quốc tế và cấu trúc tổ chức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng, quản trị marketing quốc tế, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính tại các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế và một số vấn đề về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trang bị kỹ năng trong việc đánh giá tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh quốc tế, kỹ năng lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế và những kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, thảo luận Nội dung giảng dạy của học phần

  • Chương 1: Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
  • Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế
  • Chương 3: Chiến lược kinh doanh quốc tế và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
  • Chương 4: Các hình thức kinh doanh quốc tế
  • Chương 5: Quản trị tại doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
  • Chương 6: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Tài liệu tham khảo Giáo trình chính

Mục lục

  • GIỚI THIỆU MÔN HỌC
  • CHƯƠNG 1: KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
    • Tình huống mở đầu
    • 1.1. Toàn cầu hóa
      • 1.1.1. Khái niệm và bản chất của toàn cầu hóa
      • 1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
      • 1.1.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa
    • 1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
    • 1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 1.2.3. Động cơ tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 1.2.4. Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 1.2.5. Các hoạt động kinh doanh quốc tế
    • 1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 1.3.1. Cơ hội
      • 1.3.2. Thách thức
    • CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
  • CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
    • Tình huống nhập chương
    • 2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế
      • 2.1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế
      • 2.1.2. Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế
      • 2.1.3. Sự cần thiết của việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế
    • 2.2. Môi trường kinh doanh quốc tế
      • 2.2.1. Môi trường chính trị
      • 2.2.2. Môi trường pháp luật
      • 2.2.3. Môi trường kinh tế
      • 2.2.4. Môi trường văn hóa
    • CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
  • NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA DOANH
  • Tình huống mở đầu
  • 3.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế
    • 3.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế
    • 3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế
  • 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh quốc tế
    • 3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh
    • ép về việc địa phương hóa sản phẩm 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và sức
  • 3.3. Các cấp chiến lược của công ty
    • 3.3.1. Chiến lược cấp công ty
    • 3.3.2. Chiến lược cấp kinh doanh
    • 3.3.3. Chiến lược chức năng
  • 3.4. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế
    • 3.4.1. Chiến lược quốc tế
    • 3.4.2. Chiến lược đa nội địa
    • 3.4.3. Chiến lược toàn cầu
    • 3.4.4. Chiến lược xuyên quốc gia
  • 3.5. Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế
    • 3.5.1. Phân tích môi trường kinh doanh
    • 3.5.2. Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp
    • 3.5.3 Xác định chiến lược
    • 3.5.4. Thiết lập cấu trúc tổ chức
    • 3.5.5. Xác lập chính sách và cơ chế quản lý trong triển khai chiến lược
    • 3.5.6. Phân bổ nguồn lực triển khai chiến lược
    • 3.5.7. Văn hóa doanh nghiệp trong thực thi chiến lược
  • 3.6. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
    • 3.6.1. Cấu trúc tổ chức theo chức năng
    • 3.6.2. Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm
    • 3.6.3. Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý
    • 3.6.4. Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm và khu vực địa lý
  • 3.7. Nguyên tắc quản lý
    • 3.7.1. Quản lý tập trung
    • 3.7.2. Quản lý phân quyền
  • Câu hỏi thảo luận
  • CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ
    • Tình huống mở đầu chương
    • 4.1 Theo hình thức thương mại
      • 4.1.1 Xuất khẩu
      • 4.1.2 Nhập khẩu
      • 4.1.3 Mua bán đối lưu
    • 4.2 Theo hình thức hợp đồng
      • 4.2.1 Hợp đồng thuê ngoài hoạt động sản xuất (Outsourcing manufacturing)
      • 4.2.2 Hợp đồng cấp phép kinh doanh quốc tế (International Licensing)
      • 4.2.3 Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Franchising)
      • 4.2.4 Hợp đồng chìa khóa trao tay (Turnkey contracts)
    • 4.3 Theo hình thức đầu tư
      • 4.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
      • 4.3.2 Đầu tư gián tiếp
    • 4.4 Cơ sở lựa chọn các hình thức kinh doanh quốc tế
      • 4.4.1 Điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
      • 4.4.2 Môi trường kinh doanh
      • 4.4.3 Đặc điểm của từng hình thức kinh doanh quốc tế
    • CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ
    • Tình huống mở đầu
    • 5.1. Quản trị chuỗi cung ứng
      • 5.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
      • 5.1.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
      • 5.1.3. Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng
    • 5.2. Quản trị marketing quốc tế
      • 5.2.1. Khái niệm về quản trị marketing quốc tế
      • 5.2.2. Vai trò của quản trị marketing quốc tế
      • 5.2.3. Nội dung của quản trị marketing quốc tế
    • 5.3. Quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
      • 5.3.1. Khái niệm về quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
      • 5.3.2. Vai trò của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
      • 5.3.3. Nội dung của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
    • 5.4. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
      • 5.4.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực quốc tế
      • 5.4.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực quốc tế
      • 5.4.3. Nội dung quản trị nguồn nhân lực quốc tế
    • CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN......................................................................................................
  • KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
    • Tình huống
    • 6.1. Khái quát về đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 6.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh
      • 6.1.2. Những nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
      • 6.1.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
    • 6.2. Những vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 6.2.1. Tham nhũng và hối lộ
      • 6.2.2. Nhân quyền
      • 6.2.3. Nói dối, gian lận (lying, fraud)
      • 6.2.4. Xung đột lợi ích (conflicts of interest)
      • 6.2.5. Gián điệp trong doanh nghiêp (corporate intelligence)
      • 6.2.6. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property right protection)
      • 6.6.7. Bảo vệ môi trường (environment protection)
    • 6.3. Những yếu tố ảnh hưởng đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 6.3.1. Luật pháp
      • 6.3.2. Văn hóa
      • 6.3.3. Kinh tế
      • 6.3.4. Đạo đức của mỗi cá nhân
      • 6.3.5. Văn hóa doanh nghiệp
    • 6.4. Triển khai chương trình đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 6.4.1. Các cách tiếp cận về đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
      • 6.4.2. Một số quy tắc và chuẩn mực quốc tế về đạo đức kinh doanh trên thế giới
      • 6.4.3. Xây dựng các chương trình đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
      • doanh quốc tế 6.4.4. Tổ chức truyền thông và đào tạo về chương trình đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh
      • doanh quốc tế 6.4.5. Tổ chức giám sát và đánh giá về chương trình đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh
  • 6.5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
    • 6.5.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
    • 6.5.2. Các cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
    • hoạt động kinh doanh quốc tế 6.5.3. Lợi ích và những khó khăn của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
    • doanh quốc tế 6.5.4. Một số công cụ quản lý thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh
    • 6.5.5. Quản lý việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
  • CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN......................................................................................................

Tình huống mở đầu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VINAMILK Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company - Vinamilk) là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976. Trong hơn 40 năm phát triển, Vinamilk luôn tiên phong phát triển các sản phẩm mới dẫn đầu xu hướng về dinh dưỡng và sức khoẻ theo các chuẩn mực cao nhất của thế giới. Năm 2020, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Namlà những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Trang trại bò sữa organic tại Đà Lạt được khánh thành vào tháng 3-2017 là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union chứng nhận. Ngoài 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam, Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ), đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu và mở văn phòng đại diện tại Thái Lan. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung. Không ngừng nỗ lực áp dụng những công nghệ và tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, Vinamilk được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với giá trị thương hiệu đạt 1,7 tỷ USD và liên tục trong 3 năm liền Vinamilk được bình chọn là nhãn hàng tiêu dùng nhanh hàng đầu Việt Nam theo số liệu báo cáo của Kantar Worldpanel. Uy tín của công ty cũng như chất lượng sản phẩm lại một lần nữa đã được khẳng định khi sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% được Công ty Nielsen chứng nhận là nhãn hiệu đứng đầu phân khúc sữa tươi Vinamilk trong năm 2015, 2016 và 7 tháng đầu năm 2017 về cả doanh số và sản lượng. Ngày 28/11/2019, tại Singapore, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp sữa của Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu của Châu Á năm 2019 (The Asian Export Awards 2019), thuộc bảng các doanh nghiệp lớn. Trong đó, sản phẩm sữa đặc, mặt hàng xuất khẩu truyền thống thế mạnh của Vinamilk, đã được Ban tổ chức vinh danh trong hạng mục Thực phẩm chế biến (Processed Food). Bên cạnh các điểm sáng về hoạt động kinh doanh quốc tế khác trong năm 2019, giải thưởng này đã cho thấy một bước tiến của Vinamilk trong việc đem “sữa Việt” vươn ra thế giới.

1.1. Toàn cầu hóa 1.1.1. Khái niệm và bản chất của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã có quá trình hình thành từ rất sớm, khi có sự hình thành các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và có sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia. Đặc biệt, bước sang thế kỷ 19, từ những năm 1830, khi có sự phát triển của các tuyến giao thông đường biển, đường sắt và sự gia tăng các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia trở nên phát triển, mở rộng hơn. Đến những năm 1890, hoạt động thương mại giữa các nước trở nên nhanh hơn, nhiều hơn nhờ có sự ra đời của các phương tiện truyền tin như điện thoại, máy điện báo. Sang đầu thế kỷ 20, thương mại quốc tế vẫn tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của những ngành công nghiệp như công nghiệp thép, công nghiệp điện năng cho đến khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn đại suy thoái bắt đầu từ năm

  1. Trong những năm 1900, các nước Tây Âu được coi là những nước công nghiệp phát triển, nhiều công ty đa quốc gia ra đời với trụ sở chính ở các nước châu Âu và nhiều chi nhánh được thành lập ở các nước thuộc địa tại châu Á, châu Phi, khu vực Trung Đông. Có thể kể đến những công ty đa quốc gia đã sớm được thành lập như BASF, Nesle, Shell, Siemens, British petroleum, Fiat… Đặc biệt, hãng xe Fiat của Ý đã từng là nhà cung cấp xe cho nhiều quốc gia trên thế giới. Giai đoạn 1914-1945, các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai nên làm suy giảm hoạt động thương mại quốc tế. Kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước đều có nhu cầu khôi phục lại nền kinh tế cũng như có nhu cầu lớn đối với hàng hóa tiêu dùng và hàng công nghiệp. Bởi vậy, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản mong muốn hợp tác với nhau để hạ thấp các rào cản thương mại nhằm cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu của nhau. Năm 1947, tại Hội nghị Bretton Woods, 23 quốc gia đã nhất trí thông qua Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT1947), theo đó các nước cam kết cắt giảm rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế, đặc biệt là rào cản thuế quan, bởi lẽ các nước đó cho rằng chỉ có thực hiện tự do hóa thương mại mới có thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng của cuộc sống. Sự ra đời của GATT 1947 đã có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thương mại quốc tế giữa 23 nước thành viên theo hướng tự do hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn. GATT 1947 còn có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cơ sở pháp lý cho các nước đàm phán về tự do hóa thương mại, trong đó vòng đàm phán Uruguay với sự tham gia của 123 thành viên đã thống nhất được nhiều nội dung làm khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt các thành viên đã đồng thuận nhất trí thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995. WTO có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với hệ thống các nguyên tắc, quy định, cơ chế hoạt động được coi là hoàn chỉnh hơn so với GATT1947 nhằm đảm bảo hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng tự do, công bằng, hiệu quả. Năm 2019, WTO có 164 thành viên với giá trị thương mại giữa các thành viên chiếm 98% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Quá trình hình thành GATT 1947 và WTO là minh chứng nổi bật thể hiện hoạt động hợp tác mang tính toàn cầu giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, cũng là minh chứng cho thấy tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Bên cạnh đó, sự ra đời của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD),… cũng là những minh chứng cho thấy sự liên kết,

Trong nội dung của cuốn sách này, toàn cầu hóa được đề cập đến với ý nghĩa là toàn cầu hóa kinh tế. 1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa Nội dung toàn cầu hóa có thể được tiếp cận theo một số cách khác nhau. Nếu tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, nội dung của toàn cầu hóa bao gồm toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất. Toàn cầu hóa các thị trường (The globalization of markets) Toàn cầu hóa các thị trường được đề cập với ý nghĩa là quá trình hợp nhất các thị trường ở các quốc gia vốn riêng rẽ và tách biệt thành một thị trường rộng lớn mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh các hàng rào đối với thương mại quốc tế được các nước đàm phán và cam kết cắt giảm, điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận lợi hơn, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp được cung cấp tới nhiều thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí với dòng chảy của thương mại tự do dường như sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau có thể dần trở nên đồng nhất, chính điều này giúp kiến tạo nên thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu dùng như thẻ tín dụng Citigroup, đồ uống Coca – Cola, các trò chơi video Sony PlayStation, bánh humberger McDonald’s, hay cà phê Starbucks là những ví dụ minh họa cho điều đó. Các doanh nghiệp như Citygroup, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks và Sony không chỉ là những người được hưởng lợi bởi thương mại tự do mà còn là những nhân tố giúp thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, xóa bỏ rào cản trong thương mại quốc tế và hình thành thị trường toàn cầu. Trong thực tế, không chỉ những doanh nghiệp lớn như những tập đoàn đa quốc gia mới có thể cung cấp sản phẩm tới thị trường toàn cầu và thu được lợi ích từ việc toàn cầu hóa các thị trường, mà ngay cả những doanh nghiêp quy mô nhỏ như những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tiếp cận với thị trường toàn cầu và dần dần thực hiện toàn cầu hóa thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn như ở Mỹ, gần 90% số lượng các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lượng lao động ít hơn 100 người, và tỷ trọng của họ trong tổng sản lượng xuất khẩu của Mỹ đang tăng dần trong suốt thập niên vừa qua và hiện đang vượt quá 20%. Các doanh nghiệp với số lượng lao động ít hơn 500 người chiếm khoảng 97% số lượng các nhà xuất khẩu của Mỹ và chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu. Điển hình trong số đó là Hytech, nhà sản xuất tấm nền năng lượng mặt trời có trụ sở tại New York đạt doanh thu hàng năm là 3 triệu USD và 40% trong số đó là từ việc xuất khẩu sang 5 quốc gia khác. Hay B&S Aircraft Alloys một doanh nghiệp khác ở New York cũng là ví dụ điển hình, theo đó khoảng 40% của 8 triêu USD doanh thu hàng năm đến từ hoạt động xuất khẩu. Tình trạng này cũng tương tự như ở một số quốc gia khác. Theo Báo cáo của OECD, năm 2018, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước OECD chiếm khoảng 95% tổng số các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn thực hiện các hoạt động đầu tư quốc tế. Cũng theo OECD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh quốc tế, tham gia vào thị trường toàn cầu thông qua xuất khẩu, đầu tư dựa trên nền tảng của cách mạng công nghệ 4.0 và coi đây là hoạt động chủ yếu để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước OECD có khả năng tạo ra

khoảng 40% doanh thu từ hoạt động kinh doanh quốc tế. OECD cũng dự đoán số lượng các doanh nghiệp nhỏ vào vừa tham gia thị trường toàn cầu và khối lượng doanh thu đạt được từ hoạt động kinh doanh quốc tế của những doanh nghiệp đó tiếp tục tăng trong tương lai. Như vậy, cùng với quá trình hợp tác giữa các quốc gia với những nỗ lực mạnh mẽ trong việc giảm và xóa bỏ những rào cản trong thương mại và đầu tư quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có cơ hội tiếp cận thị trường thuận lợi hơn, có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới các thị trường trên quy mô toàn cầu, kiến tạo nên một thị trường toàn cầu cho các loại hàng hóa của doanh nghiệp. Đó chính là nội dung toàn cầu hóa thị trường được nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất (The globalization of production) Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất là quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất từ các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác những lợi ích do sự khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố như lao động, nguyên vật liệu, đất đai, vốn,... Các doanh nghiệp luôn mong muốn tối thiểu hóa giá thành sản phẩm, vì vậy cần tối thiểu hóa chi phí các yếu tố của quá trình sản xuất. Quá trình tự do hóa thương mại thông qua các thỏa thuận và cam kết của các nước giúp cho việc di chuyển các yếu tố như lao động, vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,… giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và quá trình hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực đó tạo ra những cơ hội, thuận lợi cho các doanh nghiệp để được sử dụng các nguồn lực từ các quốc gia khác nhau nhằm hạ giá thành sản phẩm. Khi đó, một sản phẩm cuối cùng có thể được làm nên bởi các chi tiết, các yếu tố được sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hay nói cách khác, việc sản xuất ra một sản phẩm không còn giới hạn trong biên giới một quốc gia với tất cả các linh kiện, chi tiết hay các yếu tố khác thuộc quốc gia đó mà có thể được thực hiện từ những yếu tố, những chi tiết, linh kiện ở nhiều quốc gia nhằm khai thác tối ưu lợi thế của mỗi nước và giảm thiểu chi phí sản xuất của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, Airbus A380 là chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới, một thành tựu đỉnh cao của ngành công nghiệp hàng không châu Âu, với tổng cộng khoảng 4 triệu bộ phận và những linh kiện được sản xuất bởi 1.500 công ty ở 30 quốc gia trên khắp thế giới. Tất cả sẽ được vận chuyển đến nhà máy lắp ráp của Airbus ở gần sân bay Toulouse-Blagnac tại Pháp. Hay những chiếc máy bay của hãng Boeing cũng được sản xuất từ những bộ phận được nhập khẩu từ khoảng 10 quốc gia bao gồm Nhật, Ý, Thụy sĩ… và được lắp ráp tại nhà máy của Boeing ở Everett, Washington, Mỹ. Một ví dụ điển hình khác là Apple, hãng này đã từng có quan hệ hợp tác với khoảng 785 đối tác từ hơn 30 quốc gia - là những nhà cung ứng các chi tiết, bộ phận cho việc sản xuất điện thoại Iphone của hãng. Tuy nhiên, dưới sự quản lý, điều hành của Tim Cook, từ năm 2015, ông đã cắt giảm còn khoảng 200 đối tác cung cấp các linh kiện sản xuất điện thoại Iphone, trong đó đáng kể như Samsung là một trong mười đối tác chính của Apple (với sự tham gia của các công ty con như Samsung Electro-Mechanics Co. Ltd., Samsung Electronics Co. Ltd., and Samsung SDI. Co. Ltd có trụ sở ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Philippines) cung cấp các linh kiện như bộ nhớ không khả biến (flash memory), bộ nhớ truy cập ngẫu nhiện động (DRAM), và nhiều chương trình ứng dụng khác. Như vậy, trong tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thông qua các hoạt động hợp tác, liên kết, hội nhập giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, luật pháp, văn

trường đều chịu tác động từ các yếu tố cơ bản như áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp, mức độ tự do hóa thương mại ở thị trường các nước cũng như lợi thế về chi phí. Dưới tác động của áp lực cạnh tranh khiến doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần phải lựa chọn nguồn lực và tổ chức sản xuất kinh doanh tại những thị trường khác nhau theo cách tối ưu nhất để tối thiểu hóa chi phí hàng hóa. Đồng thời dưới áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ ngay tại thị trường nội địa cũng như tại thị trường nước ngoài khiến doanh nghiệp phải mở rộng và đa dạng hóa thị trường cho hàng hóa. Ngoài ra, giữa các thị trường có thể có sự khác biệt về chi phí, mức độ tự do hóa thương mại ở những thị trường khác nhau tạo ra điều kiện tiếp cận thị trường ở mức độ khác nhau, bởi vậy doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào những yếu tố đó để quyết định lựa chọn sử dụng nguồn lực hay cung cấp sản phẩm ở những thị trường nào mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, chính áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, mức độ tự do hóa thương mại và những khác biệt về chi phí ở các thị trường khác nhau là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa hoạt động sản xuất và toàn cầu hóa thị trường. Khi đó, các doanh nghiệp trở nên liên kết và lệ thuộc vào nhau hơn trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, họ cần có một cơ chế thương mại đảm bảo công bằng và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn. Vì vậy, các quốc gia không ngừng hợp tác và hội nhập để tạo ra khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh quốc tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như tạo ra xung lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa hay quá trình liên kết, hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia được thúc đẩy bởi những nhân tố sau:

  • Quan điểm, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế : Quan điểm, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia thể hiện tư tưởng, bản lĩnh chính trị của cả dân tộc, của cả bộ máy chính trính trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác của quốc gia đó với phần còn lại của thế giới. Mỗi quốc gia đều có quan điểm và đường lối hội nhập của mình, được coi như là những nguyên tắc nền tảng để định hướng cho quá trình hội nhập của quốc gia đó. Dựa trên thế và lực của nền kinh tế, dựa trên năng lực cạnh tranh và tiềm lực phát triển của các ngành, các doanh nghiệp, mỗi quốc gia có quan điểm và đường lối hội nhập riêng sao cho phù hợp với xu hướng khách quan của bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên, đồng thời đảm bảo những mục tiêu quan trọng như bảo vệ an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm đầu kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ở mức rất hạn chế, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế giữa các nhóm nước đó bị chi phối bởi hệ tư tưởng chính trị, đường lối hội nhập của các quốc gia thuộc hai hệ thống chính trị này, vì vậy mức độ hợp tác và trao đổi thương mại cũng như việc thực hiện các hoạt động đầu tư quốc tế rất hạn chế. Hiện nay, quan điểm và đường lối hội nhập của các quốc gia đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường liên kết và hợp tác với các quốc gia trên thế giới, điều này khiến cho mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về cả hoạt động ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng trở nên mở rộng và phát triển hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, sự thay đổi về quan điểm và đường lối hội nhập như vậy giúp các quốc gia từng bước khẳng định được mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, góp phần xóa bỏ những rào cản, trở ngại trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Mặc dù vậy, vẫn

còn rất ít các quốc gia chưa có quan điểm và đường lối hội nhập theo hướng mở như vậy, thậm chí một số quốc gia bị tác động bởi những lệnh cấm vận kinh tế nên điều này cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia đó cũng như làm cản trở quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra.

  • Sự thay đổi về thể chế, chính sách : Thể chế, chính sách bao gồm hệ thống các bộ luật, các luật và các văn bản dưới luật có giá trị pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội. Những quy tắc, luật lệ được thể hiện dưới hình thức các văn bản luật như vậy thường được gọi là thể chế chính thức. Ngoài ra, điều chỉnh mọi hoạt động trong đời sống của xã hội còn có các tập quán, thói quan, chuẩn mực, giá trị,… Những hình thức đó còn được gọi là thể chế không chính thức. Thể chế, chính sách có vai trò như là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động nhằm đảm bảo những mục tiêu và giá trị của xã hội. Khi hoàn cảnh thực tế ở trong và ngoài nước thay đổi, thể chế và chính sách có thể được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với bối cảnh thực tế, phù hợp với những yêu cầu của sự phát triển, cũng như phù hợp với quan điểm, đường lối hội nhập của quốc gia. Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra như một xu hướng tất yếu khách quan, sự thay đổi về thể chế, chính sách của một quốc gia dựa trên nguyên tắc tự do hóa thương mại của hệ thống thương mại đa phương khiến điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế trở nên tự do hơn. Ngược lại, với sự thay đổi thể chế, chính sách theo hướng hạn chế nhập khẩu, thậm chí phân biệt đối xử, bóp méo thương mại thông qua công cụ thuế quan và những công cụ phi thuế quan sẽ làm cản trở hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, cản trở quá trình toàn cầu hóa.
  • Sự phát triển kinh tế : Phát triển kinh tế là sự thể hiện quá trình gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, về quá trình hoàn thiện cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bất kỳ quốc gia nào đều mong muốn phát triển kinh tế để hội nhập và hội nhập để phát triển nền kinh tế. Mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển kinh tế riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của quốc gia đó nhằm tạo nên lợi thế và vị thế của quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi nền kinh tế phát triển nhờ việc thực hiện các chiến lược, chính sách phù hợp, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường nhằm tìm kiếm những đối tác có thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ tối ưu, hoặc để phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp; bên cạnh đó, bản thân cá nhân người tiêu dùng không chỉ có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất trong nước mà còn có nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp ở nước ngoài. Điều này thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa hoạt động sản xuất và toàn cầu hóa thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, thúc đẩy quá trình liên kết và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý giúp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Vì thế, sự phát triển kinh tế được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
  • Sự phát triển của khoa học và công nghệ : Thành tựu khoa học công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con người trong đời sống như các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế,… đến các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, vận tải, ngân hàng,… Thành tựu khoa học công nghệ làm tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm, làm thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, làm

Trên thế giới có nhiều doanh nghiệp rất thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể kể đến như: Honda đã phát triển hoạt động kinh doanh tới các thị trường nước ngoài thông qua việc thành lập công ty con ở Mỹ và một số quốc gia khác (trong đó có Việt Nam) để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm xe máy, ô tô và xuất khẩu tới nhiều thị trường trên thế giới. Unilever (được thành lập năm 1929), hiện nay, là một doanh nghiệp đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm... Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu được bán tại hơn 190 quốc gia trên thế giới, trong đó có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight,.. Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1994 thông qua việc thành lập liên doanh Lever Haso, đây là liên doanh đầu tiên giữa Unilever với một công ty con thuộc tổng công ty hóa chất Việt Nam (Vinachem). Tháng 2 năm 1995, Unilever thành lập liên doanh thứ hai là Lever Viso. Sau đó, cả hai liên doanh này sáp nhập thành Unilever Việt Nam. Unilever Việt Nam đang có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Sản phẩm của Unilever Việt Nam được phân phối thông qua 150 nhà phân phối và hơn 300 ngàn nhà bán lẻ, đạt đến độ bao phủ trên 80% số điểm bán hàng. Theo Báo cáo của Euromotnitor, năm 2016, Unilever thống trị ngành hàng nước rửa chén Việt Nam với 56% thị phần, nổi bật với Sunlight; 46% thị phần kem đánh răng với P/S và Close-up; 40% thị phần chăm sóc tóc, nổi bật với Dove và Sunsilk, 12% thị phần chăm sóc da với Pond's và Vaseline, 10% ngành kem với Walls. Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công quốc tế và đầu tư ra nước ngoài,... Qua đó cho thấy các doanh nghiệp không chỉ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng tại thị trường trong nước mà còn thực hiện xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài. Không chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp còn đầu tư vốn, công nghệ sang thị trường nước ngoài để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tìm kiếm những cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, mang tầm quốc tế, đó chính là lúc các doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì vậy, kinh doanh quốc tế được hiểu là việc các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư qua biên giới của quốc gia, mà thực chất đó là việc thực hiện các giao dịch qua biên giới nhằm mục đích sinh lợi, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của chính các doanh nghiệp. Hay nói cách khác, kinh doanh quốc tế là những hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể có trụ sở kinh doanh ở hai hay nhiều quốc gia khác nhau nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm những hoạt động như đầu tư, trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động kinh doanh quốc tế có một số đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh ở trong nước.

  • Thứ nhất , chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Đây là đặc điểm cơ bản đầu tiên có ý nghĩa quyết định tính quốc tế của hoạt động kinh doanh quốc tế. Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, mọi loại hình, các loại quy mô, từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ tới những doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia. Trong đó, các công ty đa quốc gia là những

chủ thể có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước, thậm chí các công ty đó còn là những chủ thể có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình hình thành thị trường chung và quá trình liên kết giữa các quốc gia, phát triển các mối quan hệ quốc tế.

  • Thứ hai , hoạt động kinh doanh quốc tế chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh mang tính quốc tế, bao gồm môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa và những yếu tố khác thuộc môi trường tự nhiên, xã hội. Do sự khác biệt về môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, cũng như sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội ở các quốc gia khác nhau nên doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể phải đối mặt với những rủi ro về chính trị, rủi ro về pháp lý, rủi ro về kinh tế, rủi ro khác biệt văn hóa hay những rủi ro từ điều kiện tự nhiên. Rủi ro chính trị : đó là những bất trắc, biến động xảy ra liên quan đến sự lãnh đạo yếu kém của bộ máy chính trị, sự thay đổi trong hệ thống chính trị, sự thay đổi trong mối quan hệ ngoại giao giữa các nước, xung đột chủng tộc hoặc tôn giáo, các hoạt động khủng bố… Rủi ro chính trị thường để lại thiệt hại nặng nề cho các nhà kinh doanh quốc tế, thậm chí chấm dứt cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Chẳng hạn vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ diễn ra vào năm 2001 không chỉ gây thiệt hại và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của những doanh nghiệp có trụ sở làm việc tại tòa tháp đôi trung tâm thương mại mà còn làm thiệt hại cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng không, lĩnh vực du lịch,... Hoặc vụ nước Anh rời khỏi EU (Brexit) khiến cho quốc gia này không còn được hưởng những quy chế dành cho thành viên của EU, điều này làm cho chi phí giao dịch thương mại, đầu tư giữa các doanh nghiệp trong khối EU với các doanh nghiệp ở nước Anh sẽ tăng lên. Hay việc Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ cũng đã làm thay đổi đường lối hợp tác thương mại của Mỹ với các đối tác, theo đó vị Tổng thống này muốn đàm phán lại với các đối tác thương mại để tăng cường lợi ích thương mại cho Mỹ. Trong đó, do không đạt được thỏa thuận với Trung Quốc để đảm bảo lợi ích thương mại cho các doanh nghiệp Mỹ, Trump đã quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã xảy ra và gây thiệt hại lớn đối với các doanh nghiệp ở cả hai nền kinh tế. Rủi ro về pháp lý : đây là những rủi ro xảy ro do sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật, do sự thiếu minh bạch trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản luật, do những quy định trong văn bản luật không gắn liền thực tế,… Rủi ro pháp lý khiến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các quyết định kinh doanh, có thể xảy ra các tranh chấp thương mại, gây ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2011, Úc là nước đầu tiên hưởng ứng kêu gọi của Tổ chức y tế thế giới về việc sử dụng bao bì thuốc lá trơn nhằm giảm việc hút thuốc lá trong cộng đồng và bảo vệ sức khỏe của con người. Theo dự thảo này, các hãng thuốc lá phải in những cảnh báo về sức khỏe với những hình ảnh rùng rợn, không được in biểu tượng, logo của nhà sản xuất trên vỏ bao thuốc lá điếu khi bán trên thị trường Úc. Ngay sau khi dự thảo luật bao bì thuốc lá trơn của Úc được đưa ra, ngày 15/6/2011, một số thành viên của WTO như EU, cộng hòa Dominica, Indonesia, Mexico, Uruguay, Philippines, New Zealand,… đã bày tỏ quan ngại đối với dự thảo của Úc về hình ảnh được in trên bao thuốc lá. Bởi lẽ các nước có các hãng thuốc lá nổi tiếng thì cho rằng quy định của Úc cản trở thương mại quá mức cần thiết, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thuốc lá của họ. Các nước đang phát triển đặc biệt ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh là nơi cung cấp nguyên liệu thuốc lá cho các nước phát triển