








Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Pháp luật đạo đức và bản quyền truyền thông
Typology: Assignments
1 / 14
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Trong bối cảnh của thời đại công nghệ thông tin hiện đại, bảo vệ và đấu tranh cho quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Như một phát ngôn của Bill Gates – nhà sáng lập của Microsoft: “ Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ là cột mốc cơ bản trong việc khuyến khích sáng tạo và đổi mới. Chúng ta không thể đạt được sự tiến bộ và phát triển nếu không bảo vệ công bằng quyền sở hữu trí tuệ của những người tạo ra và đóng góp vào những ý tưởng và sáng kiến mới. Bản quyền và sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ quyền lợi của cá nhân và doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta chia sẻ và tiếp thu kiến thức, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội ”. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích các vụ tranh chấp thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu và áp dụng các quy định và quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và đạo đức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh và truyền thông. Tiểu luận này nhằm đến việc tìm hiểu và phân tích vụ tranh chấp thương hiệu giữa nhãn hiệu Hảo Hảo và Hảo Hạng, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan về vụ việc cũng như đi sâu vào các vấn đề pháp lý liên quan. Trong phạm vi khuôn khổ môn “Pháp luật đạo đức và vấn đề bản quyền truyền thông”, nội dung nghiên cứu này đóng vai trò đưa sinh viên vào bối cảnh thời đại công nghệ thông tin để nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách tìm hiểu và phân tích một vụ tranh chấp thương hiệu, sinh viên sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh và truyền thông. Cuối cùng, sinh viên có thể áp dụng pháp luật và đạo đức trong việc giải quyết các tranh chấp thương hiệu một cách công bằng và hợp pháp. Bằng cách tìm hiểu sâu về vụ tranh chấp Hảo Hảo và Hảo Hạng từ góc nhìn pháp luật và đạo đức, chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá và đóng góp vào sự phát triển và sự công bằng trong việc sở hữu và sử dụng trí tuệ. Qua đó, tiểu luận này sẽ giúp sinh viên:
Asia Foods cho biết ngay sau khi nhận được công văn từ Acecook, đơn vị này đã lập tức trả lời và thể hiện thiện chí. Cụ thể, hãng ngưng sản xuất mẫu bao bì mì gói Hảo Hạng màu đỏ hồng, quay lại sản xuất đúng mẫu bao bì đỏ, vàng cam như đăng ký từ năm 2006. Tuy nhiên, phía Acecook cho rằng hành động của Asia Foods là chưa đủ với những tổn thất mà đơn vị này phải chịu trong thời gian qua. Bởi thực tế, dù sản phẩm đã bị ngưng sản xuất nhưng vẫn còn lưu hành trên thị trường, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Thậm chí, TV quảng cáo sản phẩm vẫn được trình chiếu trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, đại diện truyền thông Vina Acecook nhấn mạnh là đơn vị sẽ đấu tranh quyết liệt cho tới khi Asia Foods công khai thừa nhận sai phạm bản quyền, hành vi gây nhầm lẫn cho khách hàng và phải thu hồi sản phẩm tiêu hủy đúng như yêu cầu Vina Acecook đưa ra. II. NỘI DUNG VI PHẠM: Trên nhãn hiệu sản phẩm mì “Hảo Hạng” có mẫu bao gói mì ăn liền với các dấu hiệu “mì hảo hạng, tôm chua cay” của công ty Asia Foods sử dụng trong thực tế (khác với mẫu đã được đăng ký bảo hộ với số hiệu 119302) có cách thức trình bày và màu sắc chủ đạo tạo thành gói tổng tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì “Hảo Hảo” của công ty Vina Acecook có số hiệu đăng ký 62360. Cụ thể như sau:
Xét về nội dung: Cả hai nhãn hiệu đều thể hiện cho cùng loại hàng hóa là mì ăn liền (cùng nhóm 30). “Hảo Hạng” có 8 ký tự trong đó có 05 ký tự trùng, cách phát âm cũng tương tự nhau, âm đầu tiên là “Hảo” vì vậy dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo”. Xét về ngữ nghĩa: Sản phẩm này có nhiều dấu hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo” của Vina Acecook. Như ngoài cái tên giống nghĩa, chỉ thay từ đồng âm “Hảo” bằng “Hạng” Về hình thức: Nhãn hiệu “Hảo Hạng” có cách trình bày kiểu chữ (màu đỏ, nghiêng về bên phải), hình ảnh tô mì, sợi mì, hình ảnh con tôm, chanh, ớt, rau thơm,… với màu sắc chủ đạo (đỏ hồng) của mẫu bao bì tạo nên một tổng thể tương tự, gây cho người tiêu dùng sự nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt. Hơn nữa, cách trình bày thùng mì cũng tương tự “Hảo Hảo III. CĂN CỨ PHÁP LÝ :
_- Luật sở hữu trí tuệ 2005
4. Tại Điều 74 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu: Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;” 5. Tại điều 129 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”. Trong trường hợp này, nhãn hiệu “Hảo Hảo, Mì tôm chua cay” là nhãn hiệu nổi tiếng. Đầu tháng 2, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods về hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu. Trong thời gian này, Asia Foods đã tự nguyện không dùng lại nhãn hiệu mang dấu hiệu “Mì hảo hạng, Tôm chua cay và hình”. Chính vì vậy, mặc dù đã đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và quyền sở hữu công nghiệp trước đó, nhưng do quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký cho nên ngày 06/12/2017, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đã nhận định Asia Foods KHÔNG có hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, hình” của Acecook và ra phán quyết bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Acecook Việt Nam. IV. CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM TƯƠNG TỰ:
đến cty Thiên Hương về sự vi phạm này. Cty Thiên Hương trả lời rằng Công ty Vifon mới chỉ nộp đơn xin cấp văn bằng chứ chưa có văn bằng thực sự do cục sở hữu trí tuệ, nên đây không phải là một hiện tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vẫn tiếp tục kinh doanh mặt hàng này ở tất cả các đại lý của mình. Theo như nghị định 63-NĐ/CP, ngày 1-2-2001 thì ngay khi đơn hợp lệ được chấp nhận thì Công ty Vifon đương nhiên đã được bảo hộ tạm thời đối với mẫu bao bì xin đăng kí. III. BÀI HỌC RÚT KINH NGHIỆM TRONG TRUYỀN THÔNG MARKETING TỪ VỤ VIỆC TRANH CHẤP NHÃN HIỆU HẢO HẢO - HẢO HẠNG : Từ vụ việc của Hảo Hảo và Hảo Hạng, những người làm truyền thông nói riêng và người theo dõi tin tức nói chung có tự đặt ra câu hỏi: Vì sao hay xảy ra hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ? (Đề mục là lí do hay xảy ra vi phạm về sở hữu trí tuệ tại các doanh nghiệp và nhãn hàng) Vi phạm mà các nhãn hiệu hay gặp phải nhất đó là: Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ và/hoặc đã được nộp đơn trước. Với việc doanh nghiệp không tra cứu, khảo sát trước mà tự động thiết kế theo yêu cầu của mình thường xuyên dẫn đến việc trùng với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Điều này có thể gây ra tranh chấp hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp nếu như có kiện tụng xảy ra. Lý do thứ hai mà các doanh nghiệp dễ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là do còn hiểu biết hạn chế về luật này. Nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng có thể đã “vô thức’ xâm phạm hình ảnh của một doanh nghiệp khác do thiếu sự hiểu biết và nghiên cứu thị
trường. Có thể họ thiết kế nhãn hàng, nhãn hiệu của mình nhưng bị ảnh hưởng vô thức bởi thói quen cảm quan khi hàng ngày họ tiếp xúc, tiếp nhận thông tin hình ảnh từ nhãn hiệu đang có trên thị trường hoặc đang được quảng cáo. Đương nhiên, các trường hợp cố ý xâm phạm của một số ít chủ thể cũng không thể bị loại trừ. Chính vì những lý do trên mà doanh nghiệp, nhãn hàng nào cũng phải trang bị cho mình một số nguyên tắc để không bao giờ vướng vào những rắc rối liên quan đến luật sở hữu trí tuệ:
1. Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ Việc đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu, kiểu dáng… là điều kiện tiên quyết mà tất cả các doanh nghiệp dù mới thành lập hay đã thành lập lâu năm đều cần phải thực hiện. Cho đến khi có tranh chấp liên quan xảy ra, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần là chứng minh nhãn hiệu, tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu. Nếu doanh nghiệp không tiến hành đăng ký bảo hộ, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình thì hoàn toàn không có cơ sở để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền lợi. 2. Chuẩn bị sẵn sàng và có kiến thức trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Nhiều chuyên gia đánh giá các doanh nghiệp Việt hiện còn rất mơ hồ về sở hữu trí tuệ, văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn thấp. Thậm chí, có rất nhiều doanh nghiệp không nắm rõ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành. Dó đó, việc nắm vững kiến thức về sở hữu trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn không chỉ trong nước và còn vươn xa thị trường quốc tế. Chỉ có như vậy, lúc xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp sẽ có sự chủ động và xử lý thông minh trong việc bảo vệ quyền lợi liên quan cũng như uy tín với khách hàng. 3. Nâng cao chiến dịch marketing cho sản phẩm và doanh nghiệp Bởi lẽ theo như khảo sát thị trường thực tế tại Việt Nam khách hàng có xu hướng nghe theo người quen hơn là người lạ, tức là hầu hết mọi người sẽ thường xuyên sử dụng sản phẩm hoặc nhãn hiệu mà họ đã tin dùng hoặc là mặt hàng thường xuyên xuất hiện trước họ, càng xuất hiện càng nhiều thì mức độ tin dùng càng cao. Ví dụ: Biểu tượng logo của Apple là quả táo cắn dở. Và cứ nhắc đến quả táo cắn dở hoặc quả táo thì người ta đã nghĩ ngay đến Apple. Công ty Apple có thể coi như 1 hình
Nhãn hiệu của doanh nghiệp là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ và là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, mang đến các lợi thế về độc quyền thương mại. Một nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ mặc nhiên có giá trị cao hơn và được khách hàng tin tưởng sử dụng, đồng thời hạn chế tình trạng xâm phạm, sao chép của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ không được bảo vệ trước pháp luật. Tình huống của hai nhãn hàng Hảo Hảo và Hảo Hạng là một ví dụ điển hình về tính phức tạp trong việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ, giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ. Từ vụ việc trên cho thấy, không phải cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có đủ thông tin và hiểu biết đẻ đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu của mình trên thị trường, nhất là các nhãn hiệu có nhiều lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chinh phục thị trường nước ngoài, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thì vấn đề thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của mình là điều cần nghiêm túc đầu tư. Đặc biệt, với công tác hội nhập đang rất bứt phá như hiện tại thông qua việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại, thì vấn đề bảo hộ các tài sản trí tuệ và cụ thể klà nhãn hiệu lại cần quan tâm đúng mực hơn nữa.
[1] Tạp chí điện tử Pháp lý, 14/08/2021 - Bài học cho doanh nghiệp nhìn từ vụ việc tranh chấp nhãn hiệu Hảo Hảo - Hảo Hạng. https://phaply.net.vn/bai-hoc-cho-doanh-nghiep-nhin-tu-vu-viec-tranh-chap-nhan- hieu-hao-hao-hao-hang-a252957.html [2] Khỏe Đẹp 24h, 18/09/2020 - Bia Saigon Vietnam, Bia Sài Gòn và những vụ tranh chấp nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. https://webkhoedep.vn/bia-saigon-vietnam-bia-sai-gon-va-nhung-vu-tranh-chap- nhan-hieu-noi-tieng-the-gioi-n-70264.html [3] Tài liệu Ebook - Tiểu luận Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam. https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-tranh-chap-thuong-hieu-o-viet- nam-31461/ [4] Thư viện pháp luật. https://thuvienphapluat.vn/ [5] bealaw.com - Tranh chấp nhãn hiệu Hảo Hảo – Hảo Hạng. http://bealaw.com.vn/tranh-chap-nhan-hieu-hao-hao-hao-hang/? fbclid=IwAR2kNg36O4mXcGLv6gfqDuHEEzZmm_Bk25yY2WiOjEHhGVJ6iGDSd_fN kaI