Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích tài chính công ty dược Hậu Giang, Essays (university) of Financial Accounting

Phân tích tài chính công ty dược Hậu Giang

Typology: Essays (university)

2019/2020

Uploaded on 12/05/2020

trang-le-thi-thien
trang-le-thi-thien 🇻🇳

5

(2)

1 document

1 / 95

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Chuyên đề: PTTC công ty Dược Hậu Giang
Trong hội hiện nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe nổi trội lên như một trong
những mối quan tâm hàng đầu của không ít người dân. Xã hội càng phát triển, nhu cầu ấy
thể hiện càng rõ ràng.thể hiện trình độ của một dân tộc, một đất nước. Chínhvậy,
ngành Y-Dược được quan tâm như một tấm khiên bảo vệ cho lực lượng sản xuất của cả đất
nước. Bởi đó mà không chỉ ở các đơn vị thuộc khối điều trị, mối quan tâm ấy mới được thể
hiện mà nó còn hiện diện rất rõ ràng trong các đơn vị thuộc ngành Dược phẩm Việt Nam.
Nước ta, đi lên từ một nền công nghệ Y học lạc hậu, tụt xa so với thế giới cả về công nghệ
lẫn phương thức sản xuất, nghiên cứu. Bản thân sự phát triển mỗi đơn vị trong ngành
không chỉ đơn thuần là góp phần tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn, đó là phát triển
bền vững cả về công tác nghiên cứu bào chế lẫn vững mạnh về mặt TC để phát huy vai trò
chăm sóc sức khỏe nhân dân, thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đem lại chính lợi
nhuận cho bản thân đơn vị, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, thành lập ngày 02/9/1974 tiền thân là Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9. Từ lúc bắt đầu, với một công ty tỉnh nhỏ, trang thiết bị lạc hậu doanh số
không đáng kể nhưng đến nay đã trở thành một tập đoàn Dược phẩm với doanh số vượt
hơn con số 1000 tỷ đồng, có mặt trên 64 tỉnh thành, xuất hiện ở hơn 98% các cơ sở khám
chữa bệnh, cổ phiếu được niêm yết trong nhóm những công ty hấp dẫn nhất và trở thành
công ty dẫn đầu ngành Dược Việt Nam. Vậy trong năm qua, công ty phát triển như thế
nào? Đã có những bước đi để duy trì lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của mình
trong năm tới? Với chuyên đề này, nhóm đã tập trung vào phân tích tình hình TC của Công
ty trong năm 2009-2010 để làm rõ những điều trên, những điều đã làm nên sức hấp dẫn của
Doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán và trong mắt các nhà đầu tư.
Thành Viên của nhóm:
1. Lương Xuân Trung Hiếu
2. Phạm Trần Tiến
3. Huỳnh Thị Ngọc Liên
4. Hoàng Thị Minh Thành
5. Đoàn Thị Kim Phụng
1. Lý do chọn đề tài
Để biết trạng thái TC của một tổ chức, công ty nhằm đưa ra các quyết định phù hợp
thì phân tích TC chính là phương thức tiếp cận tốt nhất. Trong những năm vừa qua
ngành dược trên thị trường chứng khoán khá sôi động, lại thêm các nhận định từ
phía các nhà phân tích và đầu tư đều coi trọng khả năng sinh lời của ngành này.
vậy, nhóm quyết định lựa chọn phân tích TC cho công ty ngành dược.công ty cổ
phần dược Hậu Giang (DHG) là một trong các công ty dược tiêu biểu và đánh giá cao. Bên
Trang 1 / 95
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f

Partial preview of the text

Download Phân tích tài chính công ty dược Hậu Giang and more Essays (university) Financial Accounting in PDF only on Docsity!

Trong xã hội hiện nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe nổi trội lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của không ít người dân. Xã hội càng phát triển, nhu cầu ấy thể hiện càng rõ ràng. Nó thể hiện trình độ của một dân tộc, một đất nước. Chính vì vậy, ngành Y-Dược được quan tâm như một tấm khiên bảo vệ cho lực lượng sản xuất của cả đất nước. Bởi đó mà không chỉ ở các đơn vị thuộc khối điều trị, mối quan tâm ấy mới được thể hiện mà nó còn hiện diện rất rõ ràng trong các đơn vị thuộc ngành Dược phẩm Việt Nam. Nước ta, đi lên từ một nền công nghệ Y học lạc hậu, tụt xa so với thế giới cả về công nghệ lẫn phương thức sản xuất, nghiên cứu. Bản thân sự phát triển mỗi đơn vị trong ngành không chỉ đơn thuần là góp phần tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn, đó là phát triển bền vững cả về công tác nghiên cứu bào chế lẫn vững mạnh về mặt TC để phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe nhân dân, thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đem lại chính lợi nhuận cho bản thân đơn vị, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, thành lập ngày 02/9/1974 tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9. Từ lúc bắt đầu, với một công ty tỉnh nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và doanh số không đáng kể nhưng đến nay đã trở thành một tập đoàn Dược phẩm với doanh số vượt hơn con số 1000 tỷ đồng, có mặt trên 64 tỉnh thành, xuất hiện ở hơn 98% các cơ sở khám chữa bệnh, cổ phiếu được niêm yết trong nhóm những công ty hấp dẫn nhất và trở thành công ty dẫn đầu ngành Dược Việt Nam. Vậy trong năm qua, công ty phát triển như thế nào? Đã có những bước đi gì để duy trì lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của mình trong năm tới? Với chuyên đề này, nhóm đã tập trung vào phân tích tình hình TC của Công ty trong năm 2009-2010 để làm rõ những điều trên, những điều đã làm nên sức hấp dẫn của Doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán và trong mắt các nhà đầu tư. Thành Viên của nhóm :

**1. Lương Xuân Trung Hiếu

  1. Phạm Trần Tiến
  2. Huỳnh Thị Ngọc Liên
  3. Hoàng Thị Minh Thành
  4. Đoàn Thị Kim Phụng
  5. Lý do chọn đề tài Để biết trạng thái TC của một tổ chức, công ty nhằm đưa ra các quyết định phù hợp thì phân tích TC chính là phương thức tiếp cận tốt nhất. Trong những năm vừa qua ngành dược trên thị trường chứng khoán khá sôi động, lại thêm các nhận định từ phía các nhà phân tích và đầu tư đều coi trọng khả năng sinh lời của ngành này.** Vì vậy, nhóm quyết định lựa chọn phân tích TC cho công ty ngành dược. Và công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG) là một trong các công ty dược tiêu biểu và đánh giá cao. Bên

cạnh đó công ty dược Hậu Giang còn có nhiều thông tin được công bố rộng rãi, dễ thu thập… Nên phân tích TC công ty dược Hậu Giang chính là đề tài mà nhóm cùng thực hiện nhằm tìm hiểu, đánh giá TC của công ty dược tiêu biểu trong ngành.

2. Phạm vi nghiên cứu : Do những kiến thức của các thành viên trong nhóm và thời gian chuẩn bị cho chuyên đề hạn hẹp, nên nhóm chỉ có thể phân tích theo một số phương pháp phổ biến theo kiến thức từ môn học. Trong quá trình Phân tích ngành của bài chuyên đề sẽ chỉ lựa chọn ra một vài công ty dược đại diện cho các lĩnh vực Đông dược, Tây dược, phân phối dược và dụng cụ y khoa để đưa vào bảng biểu. 3. Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu sẽ bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống mạng và tài liệu môn học. Các số liệu từ báo cáo TC được sử dụng trong chuyên đề sẽ được cập nhật từ Báo cáo TC hợp nhất tại thời điểm 31/12/2010 của công ty. Trong quá trình thực hiện phân tích, nhóm quyết định cập nhật tỷ số trung bình ngành vào ngày 27/06/2011 từ trang web http://www.sbsc.com.vn/ và áp dụng các chỉ số này để phân tích. Công ty được sử dụng để so sánh là công ty cổ phần dược Imexpharm (IMP) vì cũng là công ty dược tập trung sản xuất vào Đông dược như công ty dược Hậu Giang và cũng được đánh giá tốt trong năm 2010.

1.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BCTC) – NỀN TẢNG PTTC: Báo cáo TC là nền tảng của PTTC vì báo cáo TC cung cấp thông tin về TC giúp người phân tích có những dấu hiệu để nhận biết tình hình TC của doanh nghiệp như thế nào. Một báo cáo TC của doanh nghiệp bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập (hay bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo TC.

1.2.1. Bảng Cân Đối Kế Toán:

Là một báo cáo TC được lập vào cuối tháng cuối quý hoặc cuối năm. Do đó bảng cân đối kế toán có tính thời điểm. Bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn ngân quỹ và việc sử dụng nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp trong đầu tư mua sắm tài sản là như thế nào. Bảng cân đối kế toán cho thấy quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp ra sao cụ thể: Bảng cân đối kế toán cho thấy việc đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp có hợp lý không? Doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả không? Tài sản của doanh nghiệp có khả năng sinh lời không? Doanh nghiệp có sử dụng nợ để tài trợ không? Nếu có sử dụng nợ thì sử dụng nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn? Có đảm bảo sự tương thích giữa tài sản và nguồn vốn không? Doanh nghiệp có sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ không? Nếu sử dụng nợ ngắn hạn thì có rơi vào tình trạng lấy ngắn nuôi dài không? Nếu sử dụng nợ dài hạn thì có tận dụng được tác động đòn bẩy của nợ để khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp không? Sử dụng nợ thì rủi ro của doanh nghiệp như thế nào mức độ cao hay thấp? Sử dụng nợ thuận lợi hay bất lợi?… Lưu ý: Khi sử dụng các thông tin trên bảng cân đối kế toán cần phải có sự sắp xếp đối với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán:

  • Các khoản mục phần tài sản được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần (tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn).
  • Các khoản mục phần nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự tính đáo hạn giảm dần (tính đáo hạn liên quan đến vấn đề thu hồi vốn đầu tư của chủ nợ và cổ đông. Do đó mà nợ có tính đáo hạn còn vốn cổ phần không có tính đáo hạn).

1.2.2. Báo Cáo Thu Nhập:

Là một BCTC có tính thời kỳ cung cấp thông tin về thu nhập đồng thời cho thấy quyết định phân phối tức là chính sách cổ tức của doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra báo cáo thu nhập còn cho thấy sự kết hợp giữa đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy TC trong nổ lực khuyấch đại thu nhập của chủ sỡ hữu như thế nào? Và rủi ro của doanh nghiệp ra sao? Kết quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như thế nào?

Một báo cáo thu nhập thông thường sẽ phản ánh các thông tin như sau:

  • Doanh thu thuần: là nguồn thu của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng các dịch vụ sau khi đã tính các khoản khấu trừ làm giảm doanh thu.
  • Giá vốn hàng bán: là chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp.
  • Lãi gộp: là lãi cấu thành từ doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
  • Chi phí bán hàng: là chi phí của doanh nghiệp xuất phát từ hoạt động buôn bán.
  • Chi phí quản lý DN: là chi phí của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình quản lý.
  • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): là lợi nhuận đã trừ cho các chi phí.
  • Lãi vay: là lãi do công ty vay nợ, phải trả cho chủ nợ theo kỳ.
  • Lợi nhuận trước thuế (EBT): là lợi nhuận EBIT trừ cho lãi vay.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: là thuế tính trên EBT và thuế suất thay đổi tuỳ theo chính sách nhà nước và ưu đãi thuế.
  • Lãi sau thuế (lãi ròng): là lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp sau khi trừ cả thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Tổng thu nhập của cô đông thường: là lãi ròng trừ cho cổ tức cổ phần ưu đãi
  • Cổ tức: là thu nhập của cổ đông đối với mỗi cổ phần nắm giữ, tỷ lệ chia cổ tức tuỳ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp. Lưu ý: báo cáo thu nhập là một báo cáo TC bị ảnh hưởng rất lớn bởi phương pháp hạch toán kế toán và tính chủ quan của người lập nên có thể xảy ra trường hợp trên báo cáo thu nhập phản ánh doanh nghiệp làm ăn có lời nhưng có nguy cơ rơi vào tình trạng khó khăn về TC thậm chí bị kiệt quệ TC bởi vì lợi nhuận trên báo cáo cáo thu nhập chỉ là một con số ảo, không có thực. Lợi nhuận ảo thường là do:
  • Doanh thu tính luôn cả phần doanh thu bán chịu.
  • Có những khoản ép không thực chi nhưng lại được tính vào cổ phần như các khoản dự phòng, các khoản cổ phần tính trước.
  • Có những khoản cổ phần đã chi nhưng chỉ tính vào cổ phần một phần do áp dụng phương pháp phân bổ dần.

 Dòng tiền hoạt động: Là dòng tiền vào và ra, có liên quan trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Mặc dù việc vay nợ thuộc dòng tiến tài trợ nhưng chi phí trả lãi vay thì lại nằm trong dòng tiền hoạt động. Sở dĩ như thế là do chi phí trả lãi vay được xem như là các chi phí để duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được hoạch toán vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.. Lưu ý: Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam các dòng tiền liên quan đến các hoạt động mua bán chứng khoán liên quan đến mục đích thương mại được phân loại là các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. NỘI DUNG PHÂN ĐỊNH DÒNG TIỀN DÒNG CHI DÒNG THU  Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ.  Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ lao động về bảo hiểm, trợ cấp…  Tiền chi trả lãi vay.  Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.  Tiền chi trả cho công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản bồi thường khác theo hợp đồng bảo hiểm.  Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.  Tiền thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.  Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.  Tiền thu do được hoàn thuế.  Tiền thu do được khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế bồi thường.  Dòng tiền đầu tư: Là dòng tiền gắn với việc mua và bán tài sản cố định và các khoản tham gia đầu tư của doanh nghiệp (business interests). Các khoản chi đầu tư góp vốn và thu hồi vốn góp, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được. Như vậy, các khoản thu nhập (hoặc chi ra) từ việc bán các công cụ nợ hoặc cổ phiếu vì mục đích thương mại không được xem là dòng tiền đầu tư.

NỘI DUNG PHÂN ĐỊNH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DÒNG CHI DÒNG THU  Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản khác, bao gồm những khoản tiền chi liên quan đến chi phí chuyển khia đã được vốn hóa là tài sản cố định vô hình.  Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức TC khác.  Tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.  Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại.  Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.  Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ tiền cho vay của ngân hàng, tồ chức tín dụng và các tổ chức TC.  Tiền thu do bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.  Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại.  Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.  Dòng tiền tài trợ: Là kết quả từ các quyết định tài trợ bằng vốn vay và vốn cổ phần trong các quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Hoạt động này liên quan đến dòng tiền từ việc vay nợ và hoàn trả khoản vay (hoặc là trên các khoản nợ ngắn hạn hoặc là trên các khoản nợ dài hạn) và chúng tạo ra tương ứng trong dòng tiền thu vào và chi ra. Như vậy: Dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài trợ trong một thời kỳ nào đó sẽ tác động đến số dư tiền mặt và chứng khoản thị trường của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PTTC: 2.1. PHƯƠNG PHÁP PTTC THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH:

2.1.1. Nhóm tỷ số thanh khoản: dùng để đánh giá tính thanh khoản và khả

năng thanh toán của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn.

  • Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn): được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Ý nghĩa của tỷ số này là cứ trung bình mỗi đồng nợ ngắn hạn thì có đến bao nhiêu đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả. Công thức xác định tỷ số này như sau: Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
  • Tỷ số thanh khoản nhanh: được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán. Ý nghĩa của tỷ số này là cứ một đồng nợ thì có bao nhiêu đồng tài sản có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ. Công thức xác định tỷ số thanh khoản nhanh như sau: Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • Ngoài hai tỷ số trên còn một loại tỷ số thanh toán mà các chủ nợ rất quan tâm là tỷ số thanh toán tiền mặt hay còn gọi là tỷ số thanh toán tức thời. Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền (ví dụ chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Công thức tính chỉ số thanh toán tiền mặt như sau: Tỷ số thanh toán tức thời = Tiền mặt Nợ ngắn hạn So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác, chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. Người ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo TC và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản (fundamental analysis).

2.1.2. Nhóm tỷ số hoạt động: dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Các

tỷ số trong nhóm này được tính trên cơ sở lấy doanh thu thuần chia cho loại tài sản muốn đánh giá.

  • Vòng quay hàng tồn kho: để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho. Ý nghĩa của tỷ số này là: trung bình tồn kho của công ty quay bao nhiêu đồng trong một năm.. Công thức xác định tỷ số này như sau: Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho

Doanh thu bình quân ngày Số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo TC có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

  • Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Công thức xác định: Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu =

Doanh thu bình quân ngày Vòng quay các khoản phải thu Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

  • Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: tỷ số này nói lên 1 đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Song muốn đánh giá được TSCĐ có được sử dụng hiệu quả hay không thì cần so sánh với kỳ trước hơn là so với các công ty trong ngành. Tỷ số này được tính như sau:

Ý nghĩa của tỷ số này là cho thấy tương ứng với mỗi 100 đồng vốn do chủ doanh nghiệp cung cấp, chủ nợ cung cấp có bao nhiêu đồng tài trợ.

  • Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu: đây là một tỷ số để tính toán mức độ đi vay (rủi ro TC) mà công ty đang gánh chịu. Tỷ số này được xác định bởi: Tỷ số tổng tài sản / vốn cổ phần = Toàn bộ tài sản Vốn chủ sở hữu

2.1.4. Nhóm tỷ số sinh lợi: dùng để đánh giá khả năng sinh lời của công ty, các

tỷ số được hình thành bằng cánh lấy lãi ròng chia cho các chỉ tiêu cần đánh giá khả năng sinh lợi.

  • Tổng lãi ròng so với doanh thu: thường thường tỷ số này có thể sử dụng lãi gộp hoặc lãi ròng so với doanh thu nên còn được gọi là chỉ tiêu tỷ suất lãi gộp hay lợi nhuận ròng trên doanh thu. Công thức xác định các tỷ số này như sau: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu hay nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
  • Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = (ROA) Lợi nhuận ròng Toàn bộ tài sản Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi so với tài sản, hay nói cách khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sử dụng trong cong thức tính toán có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế, tùy theo mục tiêu phân tích. Chẳng hạn, cổ đông thường quan tâm đến phần lợi nhuận họ được phân chia nên tính toán chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản thường sử dụng lợi nhuận ròng sau thuế.
  • Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = (ROE) Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi so với Vốn chủ sở hữu. Chủ công ty hay các cổ đông thường chỉ quan tâm đến phần lợi nhuận sau cùng mà họ nhận được, cho nên thường thì chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế được sử dụng trong việc tính toán chỉ số này.

2.1.5. Nhóm tỷ số giá trị thị trường: đây là nhóm chỉ số dánh riêng cho các

công ty cổ phần vì nó phân tích, đánh giá giá trị cổ phiếu của công ty.

  • Thu nhập mỗi cồ phần (EPS): đây là một yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị cổ phần bởi nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần nói cách khác nó thể

hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Thu nhập cổ đông thường sử dụng trong tính toán là lợi nhuận sau thuế trừ cho thu nhập cổ đông ưu đãi. Công thức xác định: Thu nhập mỗi cổ phần = (EPS) Thu nhập ròng của cổ đông thường Số lượng cổ phần thường

  • Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): đây là chỉ tiêu mà công ty hay nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập. Do đó EPS cũng được sử dụng trong việc tính toán nên tỷ số P/E theo công thức: Tỷ số giá thị trường trên thu nhập = P/E Giá trị thị trường mỗi cổ phần Thu nhập mỗi cổ phần
  • Tỷ suất cổ tức: thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần là cổ tức và khoảng chênh lệch giá do chuyển nhượng cố phần. Nếu tỷ suất cổ tức thấp điều đó chưa hẳn là xấu vì nhà đầu tư có thể chấp nhận cổ tức thấp để dành phần lớn cho tái đầu tư. Họ mong đợi khả năng tăng trưởng nhanh chóng cổ tức và hưởng khoảng chênh lệch giá lớn từ giá cố phần. Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần Giá thị trường mỗi cổ phần 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DUPOND VÀ PHÂN TÍCH TỶ SỐ SINH LỜI: Phương pháp này còn gọi là phương pháp chia tách, thường được sử dụng kèm với phương pháp sử dụng các tỷ số TC để phân tích. Phương pháp này thực hiện bằng cách tách một tỷ số ra thành tích hoặc thương của nhiều tỷ số khác có liên quan mục đích là để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động của một tỷ số nào đó. Thông thường phương pháp này sử dụng trong phân tích các tỷ số sinh lời như ROA và ROE.

2.2.1. Phân Tích Tỷ Suất Sinh Lời Trên Tổng Tài Sản (ROA):

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = (ROA) Lợi nhuận ròng Toàn bộ tài sản Bằng phương pháp chia tách, ta có thể chia tách ROA ra theo công thức đơn giản như sau: ROA = Lợi nhuận ròng x Doanh thu Doanh thu Toàn bộ tài sản Hay nói cách khác, ROA bị tác động bởi Lợi nhuận ròng biên và Hiệu suất sử dụng tài sản. Như vậy thông qua phân tích hai tỷ số trên ta có thể nhận định được sự biến động của ROA như thế nào.

  • Điều chỉnh: để phân tích chuẩn xác ROA trước khi phân tích phải có 1 số điều chuyển khi tính ROA.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = (ROE) Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Bằng phương pháp chia tách, ta có thể chia tách ROE ra theo ba cách đơn giản như sau: (1) ROE = Lãi ròng = Lãi ròng x Doanh thu Vốn chủ sở hữu Doanh thu Vốn cổ phần (2) ROE = Lãi ròng = Lãi ròng x Doanh thu x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu (3) ROE = Lãi ròng = Lãi ròng x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

  • Mục tiêu của việc phân tích ROE: Vì ROE là thước đo đánh giá thu nhập của chủ sở hữu là mục tiêu của doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược TC do đó phân tích ROE có chiến lược quan trọng. ROE còn đánh giá thành quả và rủi ro của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, đánh giá năng lực quản trị. Do đó khi phân tích ROE phải đảm bảo các mục tiêu như sau :  Phải đánh giá khả năng sinh lợi đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp là có hay không? Phải đánh giá xu hướng biến động trong ROE của công ty qua các năm là như thế nào? Tốt lên hay xấu đi? Phải đánh giá ROE của công ty đối với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành để cho thấy thành quả hoạt động của công ty như thế nào?  Phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong ROE là do đâu để từ đó ảnh hưởng đến tình hình khả năng sinh lợi của công ty như thế nào? Ở mục tiêu này phải đánh giá những chiến lược mà doanh nghiệp đã sử dụng để khếch đại ROE như: Mua lại cổ phần của chính mình hay sử dụng đòn bẩy TC khi đánh giá phải chú ý đến tính 2 mặt của chiến lược, thực hiện chiến lược này thì doanh nghiệp được gì và mất gì? Cũng mục tiêu này cần lưu ý đến sự tác động ROA đến ROE.  Phân tích ROE phải đánh giá năng lực quản trị, bản lỉnh sự khéo léo của người ra các quyết định có liên quan đến ROE.  Phân tích ROE phải đánh giá được tốc độ tăng trưởng bền vững khả năng sinh lời dài hạn trong công ty, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp trong vấn đề định giá (g = ROE x Lợi nhuận giữ lại)
  • Phương thức phân tích:  Bước 1 : Tính ROE qua các năm, ROE của đối thủ cạnh tranh để biết khả năng sinh lợi đối với chủ sở hữu của công ty như thế nào, của đối thủ cạnh tranh như thế nào?

 Bước 2 : Dùng phương pháp so sánh hàng ngang để so sánh ROE của công ty qua các năm và đồng thời so sánh ROE của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Từ đó đánh giá xu hướng biến động trong ROA của công ty qua các năm cũng như đánh giá thành quả hoạt động của công ty so với các đối thủ trong cùng ngành.  Bước 3 : Đưa ra những nhận định đánh giá tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xu hướng biến động trong ROE. Việc tìm nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong ROA có thể thông qua phương pháp phân tích Dupond chia tách ROE.  Bước 4 : Đưa ra những khuyến nghị cảnh cáo cho công ty.

2.2.3. Sơ Đồ Phân Tích Dupond:

Sơ đồ 2: Kết cấu Phân tích Dupond thông qua phân tích các tỷ số sinh lời Lợi nhuận biên Hiệu suất sử dụng tài sản Thu nhập Doanh thu Doanh thu Tài sản Chi phí Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Chi phí bán hàng Chi phí quản lý và chi phí khác Tiền mặt Khoản phải thu Hàng tồn kho Khác Tài sản cố định Tài sản vô hình và những tài sản khác ROE Giá vốn hàng bán Doanh thu ROA 1 – (Tổng Nợ / Tổng Tài sản)

 Phân tích dòng tiền phải đánh giá doanh nghiệp có làm ra tiền không? Tiên mà doan nghiệp có từ hoạt động nào? Có bền vững hay không?  Phân tích dòng tiền phải đánh giá tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp sử dụng tiền có hợp lý không? Và dùng cho mục đích gì?  Phân tích dòng tiền phải đánh giá được chiến lược đánh đổi của doanh nghiệp trong việc lưu trữ tiền sang gia tăng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả là thế nào?  Phân tích dòng tiền phải thể hiện mối liên hệ giữa lợi nhuận trên BCTC với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và phải giải thích được mối liên hệ này; đặc biệt là phải thấy tiền của doanh nghiệp nằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì?

2.3.2. Các Thước Đo Và Tỷ Số Chuyên Biệt Dùng Trong Phân Tích

Dòng Tiền:

2.3.2.1. Các thước đo trong phân tích dòng tiền:

  • Dòng tiền thô: việc căn cứ vào lãi ròng hằng năm để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hai công ty là không chính xác do đó phải sử dụng dòng tiền thô để đánh giá nhằm:  Loại bỏ tác động của việc lựa chọn phương pháp trích khấu hao theo chủ đích nào đó của doanh nghiệp để làm ảnh hưởng đến lãi ròng.  Dựa vào dòng tiền thô để đánh giá sẽ hữu ích cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vì trong lĩnh vực này khấu hao là khoản mục rất quan trọng, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Dòng tiền thô = lãi ròng + các chi phí không bằng tiền Các chi phí không bằng tiền gồm khấu hao và các chi phí giảm dần. Thông thường các chi phí giảm dần rất khó xác định nên khi phân tích người ta chú trọng sử dụng khấu hao. Song để xác định khấu hao cần phải biết phương pháp trích khấu hao của công ty: tuyến tính hay trích khấu hao nhanh.
  • Dòng tiền tự do (FCF): khi phân tích dòng tiền tự do dương cho thấy tiền của doanh nghiệp đến từ hoạt động kinh doanh sau khi đáp ứng các nhu cầu đầu tư và tài trợ thì có thể duy trì cho sản xuất của doanh nghiệp. Nếu ngược lại, FCF bị âm thì có nghĩa là doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài. Dòng tiền tự do = doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh – chi tiêu vốn
  • cổ tức cổ phần ưu đãi 2. 3. 2 .2. Các tỷ số chuyên biệt trong phân tích dòng tiền:
  • Tỷ số đảm bảo dòng tiền: tỷ số này là thước đo khả năng tạo ra lượng tiền mặt đủ để thoả mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và chia sẽ cổ tức tiền mặt. Để loại trừ tác động ngẫu nhiên và theo chu kỳ, tỷ số này được xác định theo tổng ba năm như sau:

Tỷ số đảm bảo dòng tiền = Tổng tiển mặt từ hoạt động trong ba năm Tổng chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong ba năm Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiền mặt mà doanh nghiệp cần để từ đó đánh giá doanh nghiệp có phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài hay không. Nếu nhìn vào công thức thì rỏ ràng tỷ số này là thước đo khả năng tạo tiền mặt đủ để thoả mãn nhu cầu chi tiêu vốn, hàng tồn kho và chi trả cổ tức tiền mặt.

  • Tỷ số tái đầu tư tiền mặt: tỷ số này là thước đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt hoạt động được giữ lại và tái đầu tư (cả thay thế và mở rộng). Tỷ số này được tính bởi công thức: Tỷ số tái đầu tư tiền mặt = Dòng tiền hoạt động – Cổ tức Tổng tài sản cố định (nguyên giá) + Bất động sản đầu tư
  • Tài sản khác + Vốn luân chuyển 2.3.2.3. Phương pháp phân tích dòng tiền: Để phân tích dòng tiền cần phải sử dụng hầu hết các phương pháp phân tích như phương pháp so sánh hàng ngang, phân tích tỷ trọng, sử dụng tỷ số… khi phân tích có thể thực hiện qua 4 bước:
  • Bước 1: dùng phương pháp tỷ trọng xác định tỷ trọng dòng tiền thuần của từng hoạt động so với tổng dòng tiền thuần trong kỳ; tỷ trọng dòng tiền vào và dòng tiền ra của từng hoạt động trong tổng dòng tiền vào và ra tương ứng với từng hoạt động; tỷ trọng từng khoản mục trong tổng dòng tiền của từng hoạt động. Mục tiêu của bước này là cho thấy cơ cấu dòng tiền trong tổng nguồn tiền của doanh nghiệp.
  • Bước 2: dùng phương pháp so sánh hàng ngang để đánh giá biến động trong cả quy mô vả tỷ trọng dòng tiền. Mục tiêu của bước này là cho thấy xu hướng biến động qua thời gian của các doanh nghiệp như thế nào.
  • Bước 3: đưa ra nhận định, đánh giá tìm hiểu nguyên nhân tác động trong cơ cấu cũng như xu hướng biến động. Ở bước này có thể kết hợp phân tích các chỉ số chuyên biệt về dòng tiền và phải đáp ứng được các mục tiêu mà phân tích dòng tiền đặt ra.
  • Bước 4: đưa ra những kiến nghị, cảnh báo cho công ty. 2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI: Phân tích khả năng sinh lợi là bước tiếp theo của phân tích ROA và ROE, thực chất phân tích khả năng sinh lợi là phân tích lãi ròng. Phân tích này bổ sung cho phân tích tỷ suất sinh lời. Phân tích khả năng sinh lời vượt ra ngoài giới hạn các thước đo kế toán chẳng hạn như doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động.

2.4.1. Ý nghĩa – Mục Tiêu Của Phân Tích Sinh Lời: