




Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
HỌC PHẦN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Typology: Exams
1 / 8
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1.Đỗ Thị Hoa 20010722 5.Nguyễn Vũ Tuấn Hùng 20010901 2.Phùng Văn Hoàn 20010900 6.Thân Quang Huy 20010742 3.Trương Việt Hoàng 20010724 7.Trần Quang Huy 20011005 4.Nguyễn Hữu Hòa 20010159 8. Dương Minh Hưng 20010865 9.Dương Xuân Hưng 20010434 10.Phạm Đức Hòa 20010769 HÀ NỘI, THÁNG 11
1.Định nghĩa thể chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thể chế là quy tắc do con người lập nên, ràng buộc các ứng xử trong hoạt động tương tác của con người và tổ chức. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức , các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu,nước mạnh ,xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 2.Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang hình thành và ngày càng phát triển, các chủ thể tham gia thị trường và các quan hệ thị trường ngày càng đa dạng, một đòi hỏi khách quan đặt ra là là cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nền kinh tế vận hành đồng bộ, đúng mục tiêu và có hiệu quả. Cụ thể là: *Thứ nhất: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hiện đại, một mặt nó phải được vận hành theo các quy luật thị trường, mặt khác phaari có sự quản lý, điều tiết của hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong khi đó chúng ta lại chưa có được những yếu tố này. Cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế là yêu cầu mang tính khách quan. Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác để giảm thiểu các thất bại của thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Do đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó. *Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà nước, nhà nước với tư cách là tác giả của thể chế chính thức đương nhiên là nhân tố quyết định số, chất lượng của thể chế cũng như toàn bộ tiến trình xây dựng và hoàn thiện thể chế. Với bản chất pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và do vậy thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam phải là thể chế phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân. Trình độ, năng lực tổ chức và quản lí nền kinh tế thị trường của nhà nước thể hiện chủ yếu ở năng lực xây dựng và thực thi thể chế. Do vậy, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế. *Thứ ba: Xuất phát từ sự phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng, hoàn tiện thể chế kinh tế thị trường như: đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phản biện chính sách công, là cầu nối giữa nhà nước, chính phủ với quần chúng nhân dân, với các tổ chức trong và ngoài nước.
-Bốn là một số thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả; giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa phù hợp với cơ chế thị trường. -Năm là thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập, bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo còn chưa bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao, thiếu chủ động phòng ngừa và xử lý tranh chấp thương mại quốc tế. -Sáu là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế, cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. * Từ các thành tựu ta đạt được và những hạn chế, yếu kém còn đó ta rút ra vai trò, định hướng phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật nhưng mỗi thành phần kinh tế có vai trò khác nhau, có yêu cầu về định hướng phát triển khác nhau. Những quan điểm này đã được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội Đảng nhiều nhiệm kỳ. Điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII là xác định rõ hơn vai trò và định hướng phát triển của các thành phần kinh tế, một nội dung rất quan trọng để hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
cơ chế thị trường, vừa phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phân bổ các nguồn lực kinh tế của Nhà nước phải thực hiện qua đấu thầu công khai, minh bạch, có sự tham gia, cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng việc sử dụng các nguồn lực này cũng phải phù hợp, góp phần vào thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư, phát triển tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh, cần thiết, quan trọng đối với đất nước, khi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được làm, không muốn làm, không làm được; hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với những nội dung như vậy, không phải là chiếm tỷ trọng lớn, chèn ép, lấn lướt các thành phần kinh tế khác.
5. Một số giải pháp hoàn thiện *Thứ nhất , nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Xây dựng và vận hành nền kinh tế đồng bộ, thống nhất, đạt hiệu quả cao. Đưa kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đổi mới, kế thừa có chọn lọc và phát huy những điểm tiến bộ trong xây dựng và đổi mới. Nhận thức rõ vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý và xây dựng hệ thống chính sách pháp luật phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xác lập và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, lấy con người làm trung tâm, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, từng bước phát triển hướng tới một xã hội thật sự dân chủ, công bằng và văn minh. *Thứ hai , nhận thức rõ vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở kết hợp và phát huy sức mạnh của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh bình đằng giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Phân phối chủ yếu theo hiệu quả kinh tế và kết quả lao động và hệ thống an ninh xã hội, phúc lợi xã hội. *Thứ ba , Nhà nước đóng vai trò định hướng, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, sử dụng chính sách và các nguồn lực điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường. *Thứ tư , thể chế hóa quyền sở hữu tài sản, bảo đảm công khai, minh bạch, nhất là trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công, đảm bảo quyền tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân được bảo vệ và thực hiện các giao dịch một cách thông suốt, có hiệu quả. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đi đôi với hoàn thiện pháp luật về đất đai. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, lãng phí trong lĩnh vực đất đai một cách nhanh chóng, kịp thời. Minh bạch việc sử dụng đất công, giám sát và nâng cao hiệu quả việc giao đất cho cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Tạo cơ chế thuận lợi, nhanh chóng và minh bạch cho các giao dịch về chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai khác. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của người dân, đồng thời đảm bảo không để khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Pháp luật về đầu tư vốn Nhà nước, tài sản công phải được hoàn thiện, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Có cơ chế để giám sát và quản lý tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện chính sách xã hội.
*Thứ năm , phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. trước hết phải hoàn thiện thể chế và xây dựng chế độ pháp lý kinh doanh không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Xây dựng pháp luật để tạo cơ chế thị trường cạnh tranh bình đẳng, cùng phát triển, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Xóa bỏ rào cản đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình khởi nghiệp. Tái cơ cấu, đổi mới đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc đối với những doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đảm bảo các tài sản Nhà nước đã đầu tư. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giảm sát tránh để tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước. *Thứ sáu , nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tạo cơ chế tự chịu trách nhiệm trong phạm vi hoạt động của tổ chức. Tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính để tối đa hóa các dịch vụ công, có cơ chế đánh giá độc lập giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thu hút trực tiếp đâu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, định hướng lại nền kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế. *Thứ bảy , đồng bộ các yếu tố thị trường, cơ chế giá thị trường công khai, minh bạch. xây dựng chính sách xã hội lồng ghép với giá hàng hóa, dịch vụ, hỗ trợ cung cấp dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Rà soát, tiếp cận các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp để tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp đồng thời tăng tính minh bạch trong quản lý Nhà nước. Phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ và hạ tầng thương mại. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để có cơ chế đánh giá, phân loại, bảo vệ hợp lý thị trường trong nước. Phát triển những thị trường mới. Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, hiệu quả của thị trường chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán …. Phát triển đồng bộ khoa học kĩ thuật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Kiểm soát lạm phát và thị trường tiền tệ, nâng cao năng lực tài chính và xử lý dứt điểm những yếu kém trong chính sách về tài chính, ngân hàng.