Download KHÓA LUẬN LUẬT KINH DOANH and more Thesis Business and Labour Law in PDF only on Docsity!
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MÌNH
KHOA LUẬT
MÔN: LUẬT KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ HÀNG NHÁI, HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM
CHẤT LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
GVHD: Th.s Nguyễn Thái Bình LỚP: DHKT19FTT NHÓM:
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Ngọc Anh 22644771 2 Hà Huy Hoàng 22658181 Nhóm trưởng 3 Lê Hồng Thạch 22637681 4 Lê Hoàng Thùy Trang 22635101 5 Đỗ Thị Nhật Vy 22636361
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.1.2. Nâng cao năng lực và quyền hạn của cơ quan quản lý thị trường
- LỜI CẢM ƠN..........................................................................................
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI.........................................................
- 1.1 Lí do chọn đề tài....................................................................................
- 1.2 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................
- 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................
- 1.4 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................
- 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................
- 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................
- 1.5 Cấu trúc của đề tài....................................................................................
- GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG......... CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÍ VỀ BUÔN BÁN HÀNG
- 2.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................
- 2.1.1 Các khái niệm theo quy định của luật..............................................
- 2.1.2 Quy định pháp luật về xử phạt.........................................................
- CHẤT LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY....................................... CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ HÀNG NHÁI, HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM
- 3.1 Tác hại của hàng giả, hàng nhái............................................................
- 3.1.1 Ảnh hưởng đến người tiêu dùng....................................................
- 3.1.2 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp.......................................................
- 3.1.3 Ảnh hưởng đến nhà nước...............................................................
- 3.2 Thực trạng hàng giả, hàng nhái ở nước ta trên thị trường...............
- 3.2.1 Các ngành hàng bị ảnh hưởng.......................................................
- 3.2.2 Thống kê và số liệu:.........................................................................
- kém chất lượng:............................................................................................ 3.3. Nguyên nhân tồn tại và phát triển của hàng giả, hàng nhái, hàng
- 3.3.1. Lợi nhuận cao, rủi ro thấp:.............................................................
- 3.3.2. Nhu cầu thị trường lớn:..................................................................
- 3.3.3. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh:..........................................................
- 3.3.4. Sự phát triển của công nghệ:.........................................................
- 3.3.5. Ý thức của người tiêu dùng:...........................................................
- HIỆN NAY............................................................................................ HÀNG NHÁI, HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
- 4.1 Đối với nhà nước:....................................................................................
- 4.1.1. Tăng cường chế tài xử phạt theo Luật Sở hữu trí tuệ.................
- 4.1.3. Nâng cao nhận thức người tiêu dùng và doanh nghiệp............
- 4.1.4. Hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết toàn cầu....................
- 4.2 Đối với các cơ quan doanh nghiệp.......................................................
- 4.2.1 Đăng ký sở hữu trí tuệ đầy đủ........................................................
- 4.2.2 Theo dõi thị trường..........................................................................
- 4.2.3 Bảo vệ chuỗi cung ứng....................................................................
- 4.2.4 Sử dụng các biện pháp bảo mật công nghệ cao..........................
- 4.2.5 Đưa ra các vụ kiện cáo và yêu cầu bồi thường.............................
- 4.2.6 Hợp tác với cơ quan chức năng......................................................
- 4.2.7 Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng....................................
- 4.2.8 Bảo vệ và phát triển thương hiệu...................................................
- 4.3 Đối với người tiêu dùng.........................................................................
- KẾT LUẬN............................................................................................
- TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Luật, những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời tri ân chân thành đến thầy Nguyễn Thái Bình, người đã luôn đồng hành và tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận môn Luật Kinh doanh với đề tài “Vấn đề hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay.” Thầy không chỉ truyền đạt kiến thức một cách nhiệt tình mà còn khích lệ tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả, giúp chúng em tự tin hơn trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề pháp lý. Tâm huyết và sự tận tụy của thầy đã mở rộng hiểu biết của chúng em và tiếp thêm động lực cho chúng em trong học tập và nghiên cứu. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các tác giả và nguồn tài liệu tham khảo đã đóng góp giá trị cho quá trình nghiên cứu của chúng em, giúp bài tiểu luận này trở nên hoàn thiện hơn. Những kiến thức thu thập được từ các nguồn này sẽ là hành trang quý giá cho chúng em trong tương lai. Dù đã nỗ lực, chúng em hiểu rằng bài tiểu luận này vẫn còn những hạn chế do kiến thức còn giới hạn. Chúng em mong nhận được những ý kiến góp ý từ thầy để có thể cải thiện và hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu sau này. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục thành công trong sự nghiệp giáo dục, truyền cảm hứng và kiến thức cho các thế hệ học trò. Xin trân trọng cảm ơn thầy!
giảm thiểu tình trạng hàng giả, hàng nhái, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Chúng em hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong cuộc chiến chống lại hàng giả, qua đó thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong thị trường.
1.2 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................
Các quy định của pháp luật về hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Thực tiễn và đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................
Mục tiêu chính: Nghiên cứu sâu về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay, bài viết nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng chống. Đồng thời, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thị trường. Mục tiêu cụ thể: Hiểu rõ các quy định của pháp luật về hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nắm được thực trạng của tỉnh hình về hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý và kiểm soát hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường 1.4 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi địa lý: Nghiên cứu tập trung vào thị trường Việt Nam, bao gồm cả các kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về các quy định pháp luật, quy trình kiểm tra và xử lý, cũng như các biện pháp phòng chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................
Thu thập thông tin: Sử dụng các nguồn thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, và các văn bản pháp luật liên quan. Phân tích quy định pháp luật: Phân tích các yêu cầu và quy định hiện hành liên quan đến việc kiểm tra và xử lý hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ phổ biến và tác động của hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Đề xuất giải pháp: Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện công tác quản lý và kiểm soát hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
1.5 Cấu trúc của đề tài....................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI.........................................................
Chương 2: Những vấn đề lí luận và pháp lí về buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Chương 3: Thực tiễn về vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay Chương 4: Đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay
nhưng lại mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng (hàng giả về hình thức). Hàng giả có thể xuất hiện ở tất cả các loại hàng hóa, từ các sản phẩm cao cấp đến các mặt hàng tiêu dùng phổ biến. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi bản chất phạm tội của hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả. Tính chất của sản phẩm bị làm giả có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm của hành vi này. Ví dụ: Tình tiết “hàng giả là thuốc chữa bệnh" làm tăng tính nguy hiểm của hành vi làm hoặc buôn bán hàng giả và do vậy Bộ luật hình sự đã tách trường hợp phạm tội này ra khỏi trường hợp phạm tội bình thường để quy định thành tội danh riêng với khung hình phạt nặng hơn. Xét về tính chất, một thứ hàng có thể là giả về nội dung hoặc có thể giả về hình thức hoặc có thể giả cả về nội dung lẫn hình thức. Các hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng cũng như trật tự quản lí thị trường. Hành vi này đã được coi là tội phạm trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985. Trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1998, tội phạm này được quy định trong chương về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đến Bộ luật Hình sự năm 1999, loại tội phạm này đã được quy định cụ thể hơn. Bộ luật đã phân loại thành 3 tội danh tương ứng với 3 nhóm hàng giả khác nhau, bao gồm: hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh; hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; và hàng giả các loại vật thể khác. Bộ luật cũng đã làm rõ sự phân biệt giữa tội phạm và vi phạm đối với hành vi này. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cùng với Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 79 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2023), các nội dung này cung cấp sự hướng dẫn chi tiết và cụ thể hóa những quy định được nêu trong khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Các điểm cụ thể bao gồm: “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” bao gồm các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì, tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co của hàng hóa, hoặc các vật phẩm khác do tổ chức, cá nhân kinh doanh phát hành, có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là:
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.
- Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Do đó, để hiểu và phân biệt những sản phẩm nào là hàng giả, cần phải xác định một hoặc nhiều dấu hiệu giả mạo như các quy định đã nêu. Theo quy định của pháp luật, không có văn bản nào đưa ra định nghĩa chính thức về thuật ngữ "hàng nhái". Thuật ngữ này chỉ được sử dụng để chỉ những sản phẩm không phải là hàng chính hãng do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính thức cung cấp ra thị trường. Vì vậy, khi tham chiếu đến các văn bản pháp lý, thuật ngữ chính xác cần sử dụng là "hàng giả". Thuốc giả được quy định tại khoản 33, Điều 2 của Luật Dược năm 2016 như sau: Thuốc giả là những loại thuốc được sản xuất trong các tình huống sau đây: a) Không có dược chất, dược liệu; b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không
- Biện pháp phòng chống và xử lý: Cần tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm và tuyên truyền giáo dục người tiêu dùng về cách nhận diện hàng giả.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp và chính phủ: Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và hợp tác với cơ quan chức năng, trong khi chính phủ cần có các chính sách và quy định rõ ràng để xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Hậu quả pháp lý của hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả: Hành vi này có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự với các hình phạt nghiêm khắc, đặc biệt đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn.
- Dấu hiệu nhận diện hàng giả: Hàng giả có thể nhận diện qua bao bì, nhãn mác không rõ ràng và chất lượng sản phẩm kém, không đạt yêu cầu như hàng chính hãng. Như vậy, hàng giả và hàng nhái là những sản phẩm bị làm giả về nội dung, hình thức hoặc cả hai, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm giảm giá trị thương hiệu và ảnh hưởng đến thị trường. Hành vi này vi phạm pháp luật, gây rối loạn kinh tế và cần được ngăn chặn, xử lý nghiêm để bảo vệ người tiêu dùng và ổn định thị trường.
2.1.2 Quy định pháp luật về xử phạt.........................................................
Xử lý vi phạm đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu và bao bì hàng hóa: Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và điểm a, b khoản 8 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu và bao bì hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000. đồng;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Mức phạt tiền sẽ gấp đôi so với các mức phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống hàng giả dưới đây:
- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
- Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
- Hình thức xử phạt được bổ sung như sau:
- Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
- Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
- Hình thức xử phạt bổ sung: +Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này; +Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện, mức phạt tiền sẽ được áp dụng gấp hai lần mức phạt quy định cho cá nhân. Ngoài ra, các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng có thể được áp dụng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng một thị trường trong sạch, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Các báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, hàng giả chiếm khoảng 3,3% tổng thương mại toàn cầu, tương đương với 509 tỷ USD (theo số liệu năm 2023). Tại Việt Nam, hàng giả không chỉ tập trung ở các mặt hàng xa xỉ mà còn len lỏi vào những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, mỹ phẩm, gây ra thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Đối với một người tiêu dùng phổ thông, việc mua nhầm hàng giả có thể khiến họ mất đi niềm tin vào các thương hiệu và cả thị trường nói chung. Từ góc độ pháp luật, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã quy định rõ quyền được cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm, bao gồm cả nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, việc mua bán hàng giả vẫn diễn ra phổ biến, phần lớn do người tiêu dùng chưa có đủ kiến thức để phân biệt hàng thật và hàng giả. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra và xử phạt hành vi bán hàng giả, nhằm bảo vệ quyền lợi tài chính của người tiêu dùng. Ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn Hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, là một "quả bom nổ chậm" đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Những sản phẩm này, chứa đựng những "độc tố" tiềm ẩn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường như dị ứng, ngộ độc cấp tính, thậm chí là những căn bệnh mãn tính. Việc sử dụng mỹ phẩm giả chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân vô hình trung biến làn da thành "chiến trường" cho các độc tố tấn công, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Thực trạng đáng báo động này đã và đang đặt ra một câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nhà sản xuất và cơ quan quản lý. Hàng giả trong lĩnh vực điện tử và đồ gia dụng không chỉ gây ra những tổn thất về tài chính mà còn gây ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe và tính mạng. Việc sử dụng các sản phẩm này vô tình biến ngôi nhà của chúng ta thành một "miền đất chết", nơi những vụ cháy nổ, điện giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm,
hàng nghìn người trên toàn cầu đã phải trả giá bằng sức khỏe và tính mạng của mình vì sử dụng các sản phẩm kém chất lượng. Luật Kinh doanh và các quy định về kiểm định chất lượng ở Việt Nam đã đưa ra các tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường lớn, việc sản xuất và phân phối hàng giả vẫn chưa thể được kiểm soát triệt để. Điều này đòi hỏi cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và ý thức tự giác của người tiêu dùng trong việc chọn mua các sản phẩm rõ nguồn gốc, được kiểm định an toàn. Mất lòng tin vào thị trường Hàng giả không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế khi người tiêu dùng mua phải sản phẩm kém chất lượng mà còn gây ra những tổn thương về mặt tâm lý. Sự thất vọng và tức giận khi phát hiện mình bị lừa dối khiến người tiêu dùng mất đi niềm tin vào các thương hiệu và sản phẩm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của cá nhân mà còn lan tỏa trong cộng đồng, gây ra những tác động tiêu cực đến uy tín của các doanh nghiệp chân chính. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), việc mất lòng tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu lớn có thể dẫn đến sự sụt giảm 10-20% doanh thu của các thương hiệu chính hãng. Các doanh nghiệp không chỉ thiệt hại về doanh thu mà còn phải chi trả các khoản phí lớn để xây dựng lại lòng tin từ khách hàng, đồng thời đầu tư vào các biện pháp chống hàng giả như sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rõ về quyền được cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường cao và việc xử lý hàng giả chưa triệt để, hàng giả vẫn dễ dàng xâm nhập vào thị trường và làm giảm uy tín của các thương hiệu. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý để tăng cường kiểm tra, xử phạt và tuyên truyền, nhằm khôi phục và bảo vệ lòng tin của người tiêu dùng vào thị trường. Tác động tiêu cực đến môi trường