Download Khái niệm cơ bản về kinh doanh and more Study notes Business Economics in PDF only on Docsity!
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
BÀI TẬP 1
MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH NGÀNH: THỰC PHẨM HỮU CƠ Nhóm sinh viên : BECOME Lớp : QT29C
Hà Nội, năm 20 21
MỤC LỤC
b. Ảnh hưởng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................................................................................... 57 c. Ảnh hưởng của yếu tố công chúng trực tiếp đối với ngành thực phẩm hữu cơ
- PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THỰC PHẨM HỮU CƠ
- 1.1. Khái niệm ngành và yếu tố liên quan đến ngành
- 1.2. Vai trò ngành
- 1.3. Các hình thức hoạt động ngành chế biến, sản xuất thực phẩm hữu cơ
- 1.4. Cơ hội và thách thức
- 1.4.1. Cơ hội
- 1.4.2. Thách thức
- 1.5. Ảnh hưởng của dịch COVID - 19 tới ngành
- 1.6. Khoảng trống thị trường
- CƠ PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN NGÀNH THỰC PHẨM HỮU
- 2.1. Môi trường vĩ mô
- 2 .1.1. Tự nhiên - a. Đặc điểm môi trường tự nhiên ở Việt Nam - b. Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến ngành thực phẩm Organic - tới môi trường tự nhiên c. Một số biện pháp phát triển ngành thực phẩm hữu cơ không làm ảnh hưởng
- 2.1.2. Kinh tế
- a. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam
- b. Tác động của nền kinh tế đến ngành thực phẩm hữu cơ
- 2.1.3. Dân số
- a. Tình hình dân số hiện nay
- b. Dự báo dân số Việt Nam trong tương lai.
- c. Phân bố tuổi ở Việt Nam
- d. Tác động của dân số ảnh hưởng tới ngành thực phẩm organic.
- 2.1.4. Văn hoá xã hội
- 2.1.5. Chính trị pháp luật
- 2.1.6. Khoa học công nghệ
- a. Tác động của khoa học công nghệ vào sản xuất thực phẩm hữu cơ
- b. Tồn tại và hạn chế trong ứng dụng KHCN
- hữu cơ. c. Giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng KHCN vào sản xuất thực phẩm
- 2.2. Môi trường vi mô
- 2.2.1. Nhà cung ứng
- a. Khái niệm nhà cung ứng
- b. Tầm quan trọng của nhà cung ứng đối với doanh nghiệp nói chung
- c. Tầm quan trọng của nhà cung ứng với ngành nông nghiệp sạch
- d. Một số nhiệm vụ, giải pháp được đề ra
- 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
- a. Khái niệm
- b. Tác động của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp
- c. Đối thủ cạnh tranh trong ngành thực phẩm Organic
- 2.2.3. Khách hàng
- a. Khái niệm về khách hàng
- b.Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp
- c. Thực trạng khách hàng sử dụng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam
- d. Động cơ và rào cản trong việc đưa khách hàng đến với thực phẩm hữu cơ
- 2.2.4. Trung gian phân phối
- a. Khái niệm về trung gian phân phối
- b. Vai trò của trung gian phân phối đối với doanh nghiệp
- c. Chức năng của trung gian phân phối trong ngành thực phẩm hữu cơ
- 2.2.5. Công chúng trực tiếp
- KẾT LUẬN
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THỰC PHẨM HỮU CƠ
Tổ chức Worldwide Fund for Nature chỉ ra rằng, từ những năm 80, nhu cầu của con người đã vượt ngưỡng khả năng mà hệ sinh thái Trái đất có thể cung cấp. Sự cạn kiệt về tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng đã cảnh báo con người về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường. Từ sự hiểu biết và quan tâm về những vấn đề của môi trường, nhiều đề xuất, biện pháp để cải thiện, bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên ra đời. Các dòng sản phẩm xanh, sản phẩm organic xuất hiện và được phát triển không ngừng nhưng nổi bật hơn cả chính là thực phẩm organic. Vậy thực phẩm Organic là gì? Nhu cầu và thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam như thế nào?
1.1. Khái niệm ngành và yếu tố liên quan đến ngành
Ngành thực phẩm organic hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ, thường dùng để chỉ những sản phẩm được sản xuất, chọn lọc, bảo quản từ các nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hoá chất nhân tạo như thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, chất bảo quản và phụ gia hoá học, kháng sinh, bức xạ ion và GMO (sinh vật biến đổi gen). Các sản phẩm còn cần đảm bảo yêu cầu khắt khe về chất lượng, sản phẩm có những yêu cầu đặc biệt và phải được cấp phép chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Chứng nhận Organic (Chứng nhận hữu cơ Việt Nam) là giấy chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định đó là sản phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ an toàn cho người sử dụng. Giấy chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều dạng khác nhau và có những quy định riêng biệt. Phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần của sản phẩm sẽ có quy định ghi nhãn tương ứng:
- Chỉ công bố sản phẩm là “100 % hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100 % thành phần cấu tạo là hữu cơ.
- Chỉ công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95 % thành phần cấu tạo là hữu cơ. Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không có trong danh sách được phép sử dụng.
- Chỉ công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70 % thành phần cấu tạo là hữu cơ.
- Không được ghi nhãn là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70 %. Tuy
nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê. Những yêu cầu cơ bản về chứng nhận thực phẩm Organic:
- Về đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi rộng lớn không chỉ cùng trên 1 đồng ruộng mà cả những vùng sinh cảnh phụ cận.
- Về vùng đệm: Vùng đệm là khoảng cách giữa vùng canh tác hữu cơ và vùng không cần hữu cơ. Vùng đệm có chức năng bảo vệ mỗi vùng canh tác hữu cơ tránh khỏi các nguy cơ bị nhiễm những loại hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ đồng ruộng bên cạnh. Khoảng cách vùng đệm tối thiểu là 1 mét tính từ mép của bờ ruộng không canh tác hữu cơ đến rìa tán cây trồng hữu cơ. Vùng đệm cần được nới rộng hơn nếu có nguy cơ ô nhiễm cao nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực sản xuất hữu cơ.
- Về sản xuất song song: Tiêu chuẩn Organic yêu cầu người sản xuất hữu cơ phải phân biệt rõ loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ. Không cho phép trồng cùng 1 loại cây trên cả đồng ruộng hữu cơ và thông thường ở cùng một thời điểm. Có thể sản xuất song song các loại cây trồng có màu sắc và hình dáng khác biệt để dễ dàng nhận ra cây trồng ruộng hữu cơ và ruộng thường.
- Về vật liệu biến đổi gen: Hoạt động nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
- Về hạt giống và vật liệu trồng cây: Hạt giống và cây con hữu cơ là điều kiện lý tưởng nhất để trồng trọt. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện đã được xác nhận là chưa có cây con và giống cây hữu cơ nào đủ để đáp ứng cho người sản xuất hữu cơ.
- Về đầu vào hữu cơ: Những loại đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ sẽ được định hướng thông qua tiêu chuẩn PGS.. Lưu ý: Không phải tất cả sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được sử dụng trong sản xuất hữu cơ vì chúng vẫn có thể chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất không theo nguyên tắc hữu cơ. Do đó, nông dân phải luôn kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn PGS trước khi đưa 1 sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ. Đăng kiểm. Với mục đích là tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng; Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống bao gồm các hướng dẫn, giám sát quá trình sản xuất theo quy trình canh tác hữu cơ. Chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ chính là một tiêu chuẩn đảm bảo tính giá trị cho các sản phẩm hữu cơ. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam đầu tiên (TCVN 11041-1:2017) dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế (CODEX, IFOAM…) và tiêu
Chứng nhận hữu cơ ASEAN Trong các tiêu chuẩn hữu cơ thì chứng nhận Organic USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là phổ biến nhất, được hiểu qua các thông số đạt chuẩn trên nhãn thực phẩm như sau:
- 100% hữu cơ: Sản phẩm hoàn toàn được sản xuất từ các thành phần hữu cơ.
- Hữu cơ: Chứa ít nhất là 95% thành phần là organic trong sản phẩm.
- Được làm bằng hữu cơ: Có ít nhất 70% thành phần sản phẩm là hữu cơ. Tiêu chuẩn chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ có rất nhiều, nhưng nhìn chung thì sản xuất hữu cơ phải thể hiện rằng nó đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ hệ sinh thái; bảo tồn đa dạng sinh học; và chỉ sử dụng các chất hữu cơ được quy định. ● Mã ngành Bảng 1: Mã ngành trồng trọt
1.2. Vai trò ngành
Khi nhắc tới ngành thực phẩm nói chung, một sản phẩm tươi ngon tự nhiên, giàu dinh dưỡng cùng với sự bảo quản nghiêm ngặt, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh là điều luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy mà ngành thực phẩm organic là một ngành quan trọng có ảnh hưởng tích cực đối với con người, môi trường và hệ sinh thái. Đối với con người:
- Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và an toàn: Thực phẩm hữu cơ yêu cầu nghiêm ngặt về sử dụng hóa chất và mọi công đoạn canh tác để đạt được
tiêu chuẩn đầu ra, nguồn nguyên liệu sạch sẽ, có hương vị tươi ngon và giữ được giá trị dinh dưỡng tốt hơn.
- Bảo vệ sức khỏe con người: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc không sử dụng hóa chất trong quá trình canh tác và bảo quản giúp giảm nguy cơ tiếp xúc các chất độc hại. Hơn nữa, mức độ nitrat so với cây trồng thông thường thấp hơn 30%, chất chống oxy hóa cao hơn 40% góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đường huyết cao, ung thư tuyến tụy và đường tiêu hóa.
- Tăng cường sự lựa chọn và đa dạng hóa: Ngành thực phẩm hữu cơ tạo ra một sự lựa chọn đa dạng hơn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể chọn mua các sản phẩm hữu cơ như rau, củ, quả, thịt, gia cầm, trứng, sữa và đậu, cung cấp sự đa dạng dinh dưỡng và thực đơn. Đối với hệ sinh thái:
- Bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái : Thực phẩm hữu cơ giảm sự ô nhiễm môi trường do việc không sử dụng hóa chất độc hại. Nó giúp bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì hệ sinh thái ở mức lý tưởng nhất của các yếu tố sinh vật, thực vật, nhiệt độ, độ ẩm tốt nhất cho cây trồng, góp phần vào vệ môi trường, hệ sinh thái trong tương lai.
- Khí hậu và biến đổi khí hậu: Ngành thực phẩm hữu cơ thường sử dụng các phương pháp canh tác và quản lý đất giúp giảm khí thải carbon, duy trì độ ẩm đất và tăng cường khả năng chống lại biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó nó cũng đóng vai quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của nhiệt đới hóa và giữ được sự cân bằng trong hệ sinh thái. Đối với nền kinh tế:
- Tạo ra cơ hội kinh doanh và việc làm: Nông nghiệp hữu cơ tạo ra cơ hội kinh doanh cho các nông dân, nhà sản xuất và buôn bán. Nó khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và trung bình trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối sản phẩm hữu cơ. Điều này góp phần vào tăng thu nhập và giảm mức đói nghèo trong cộng đồng nhân dân.
- Tạo ra giá trị gia tăng: Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường có giá trị cao hơn so với sản phẩm thông thường. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với thực phẩm an toàn, chất lượng và bền vững đã tạo ra một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm hữu cơ.
- Thúc đẩy xuất khẩu: Nông nghiệp hữu cơ có thể tăng cường nguồn cung ứng các sản phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng của thị trường quốc tế cho thực phẩm hữu cơ đã mở ra cơ hội mới cho các nước và khu vực có tiềm năng trong lĩnh vực này. Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ cơ thể tăng cường xuất khẩu và cải thiện thương mại nông sản của một quốc gia
- Giảm chi phí dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững: Mặc dù ban đầu, việc chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang hữu cơ có thể yêu cầu đầu tư và công sức lớn, nhưng theo thời gian, những lợi ích kinh tế có thể được thu hoạch
cơ,... Đây là các thành phần hữu cơ được sử dụng trong việc chế biến thực phẩm hoặc sản xuất các sản phẩm khác như dầu, bơ, gia vị,...
1.4. Cơ hội và thách thức
1.4.1. Cơ hội Hiện nay, khi kinh tế phát triển, nhu cầu “ăn no, mặc ấm” của người dân cũng dần thay đổi cầu kỳ, phức tạp hơn. Trong vài năm gần đây, xu hướng này đang dần được chuyển sang xu hướng “Tiêu dùng an toàn”, mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng (NTD) Việt là thực phẩm an toàn và bảo vệ sức khỏe, đây được xem là một tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp ngành Nông nghiệp Công nghệ cao.
- Nhu cầu trở sản phẩm bảo vệ sức khỏe và môi trường tăng cao : Trước nỗi lo vòng vây thực phẩm bẩn, đặc biệt là những ảnh hưởng sau đại dịch covid 19, nhu cầu và nhận thức của người tiêu dùng đã tăng lên rõ rệt. Họ dần chuyển sang thực phẩm hữu cơ bởi nhiều mục đích khác nhau như: cải thiện sức khỏe, ăn kiêng, giảm cân, dị ứng,...
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, là một nước nông nghiệp nên có rất nhiều diện tích canh tác màu mỡ, đất quảng canh chưa nhiễm hóa chất, 65% nguồn lao động nông nghiệp và độ tuổi lao động ở mức lý tưởng nhất. Ngoài ra, nguồn nước phong phú đến từ sông ngòi và những mạch nước ngầm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế trên tất cả lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đồng thời, Việt Nam có bờ biển dài, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản theo hướng hai chiều của đất nước rất thuận lợi, giảm giá thành. Đồng thời, đây cũng là lợi thế về vận tải đường biển để trao đổi hàng hóa giữa các nước trong khu vực ASEAN, châu Á và thế giới.
- Tiềm năng về lợi nhuận: sản phẩm organic của VN được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, vì vậy xuất khẩu sản phẩm organic có cơ hội phát triển mạnh mẽ, thu về lợi nhuận. Nhu cầu trong và ngoài nước tăng vọt, lợi nhuận thương mại cao hơn so với sản phẩm thông thường.
- Tiếp cận thị trường đặc thù: điển hình là Nhật Bản, đặc điểm địa lý nằm gần tiếp xúc của các mảng kiến tạo nên thường xuyên xảy ra động đất và thiên tai. Hầu hết sản phẩm nông nghiệp Nhật Bản đều phải nhập khẩu từ bên ngoài. Đây
là tín hiệu để thâm nhập vào thị trường tiềm năng này, tạo ra lợi nhuận khổng lồ khi doanh thu bán lẻ thực phẩm hữu cơ của Nhật Bản ước tính là 1 tỷ Euro.
- Được nhà nước ủng hộ: Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ thông qua việc ban hành các chính sách, quy định và tiêu chuẩn. Ngày 22/5/2013 Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã chính thức được thành lập. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602- 2006: Hữu cơ-Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và chế biến vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 là một cơ sở pháp lý quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các công nghệ sinh học và khoa học được Nhà nước chú trọng đầu tư. 1.4.2. Thách thức ● Về mặt tự nhiên
- Biến đổi khí hậu : Những thay đổi bất thường của thời tiết do trái đất nóng lên, ô nhiễm dẫn đến việc phát sinh nhiều dịch bệnh, ngập úng, thiếu nước tưới… làm năng suất cây trồng và vật nuôi suy giảm,. Đây chính là một trong những thách thức căn bản đối với việc phát triển và mở rộng canh tác theo phương thức nông nghiệp hữu cơ.
- Phòng trừ sâu bệnh : do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm cùng yêu cầu không hóa học của sản phẩm hữu cơ, muốn đạt được năng suất cao cần diệt trừ sâu bọ hiệu quả hơn ngoài những phương pháp tự nhiên. ● Về mặt thị trường:
- Hàng hóa giả mạo tràn lan : Covid 19 chính là một nhân tố thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ 4.0 phát triển. Trên thị trường lan truyền nhanh chóng như một cơn sốt, cùng với sự phát triển của mặt hàng hữu cơ, các sản phẩm đóng nhãn, mác thực phẩm hữu cơ chưa được kiểm chứng cũng xuất hiện theo đó với giá rẻ gấp 2,3 lần mặt hàng đạt tiêu chuẩn. Một số trường hợp vì lợi ích trước mắt đã thiếu trung thực, dẫn tới mất lòng tin của người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ chung của cả nước. Liệu, canh tác hữu cơ còn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng khi thật, giả, đúng, sai khó có thể phân biệt?
thông, phân phối khiến cho việc sản xuất, vận chuyển và phân phối trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy cước vận chuyển và thủ tục xuất khẩu đều tăng liên tục khiến cho đầu ra tăng giá, ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng của một số phân khúc khách hàng. Rào cản kỹ thuật làm giảm lượng xuất khẩu: Trong năm covid bùng phát mạnh mẽ( 2021 ), tình hình tiêu thụ nông sản xuất khẩu gặp khó khăn, trong đó có các vướng mắc kỹ thuật về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về bao gói, truy xuất nguồn gốc... Nông sản gặp vướng các rào cản kỹ thuật ở ngay tại các thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Tăng giá thành: Do gián đoạn chuỗi cung ứng, giá thành của thực phẩm organic đã tăng lên, điều này có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng sang những sản phẩm thông thường có giá rẻ và bình ổn giá hơn. Tăng nhu cầu: Vào đầu năm 2020 khi đại dịch bùng phát, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu không cần thiết và tăng tiêu thụ sản phẩm Organic (50% khách hàng đã tăng chi tiêu cho mặt hàng này) bởi chất lượng luôn đảm bảo và nguồn dinh dưỡng phong phú sẽ giúp họ tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, người dân hạn chế ra đường cũng có xu hướng tích trữ thực phẩm sạch và mua online tại nhà, vì vậy họ có thể lựa chọn mặt hàng ưng ý khi rảnh rỗi và sẽ mua nhiều đồ hơn trong một lần mua hàng. Về cơ bản thì Covid 19 có tác động không nhỏ đến ngành thực phẩm nói chung và thực phẩm sạch organic nói riêng. Thời điểm dịch bùng phát là lúc khó khăn và đình trệ sản xuất nhiều hơn cả, thế nhưng sau khi đã ổn định người dân và dịch bệnh, ngành thực phẩm organic đã dần phát triển trở lại và có những thành tựu đáng kể. Thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 227,19 tỷ USD vào năm 2021 lên 259,06 tỷ USD năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 14%. Thị trường dự kiến sẽ tăng lên 437,36 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 14%. Điều đó cho thấy tuy Covid tạo ra 1 sự đình trệ không nhỏ đến nền kinh tế, thế nhưng đó lại là bước đà cho ngành Organic vươn lên phát triển và hứa hẹn sẽ là một ngành phát triển, tạo ra lợi nhuận mơ ước trong tương lai. 1.6. Khoảng trống thị trường
Khái niệm : khoảng trống thị trường (thị trường ngách) là thị trường mà chưa có doanh nghiệp nào phục vụ kinh doanh, xác định bằng nhu cầu, sở thích hoặc bản sắc riêng biệt của thị trường đó và tạo ra khác biệt với thị trường chung. VD: Snapple, nhà sản xuất trà dinh dưỡng và nước ép hoa quả, là một trong những doanh nghiệp thành công trong việc tìm được một thị trường ngách bền vững mà vẫn sinh lời trong ngành sản phẩm organic. Chỉ cần nhìn thoáng qua quầy đồ uống của bất cứ siêu thị nào đều có thể thấy hàng tá các thương hiệu đồ uống trên cùng một phân khúc sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp lớn thậm chí vẫn thất bại trước thị trường siêu cạnh tranh này. Pepsi là một ví dụ: Công ty cố gắng nắm bắt một thị trường không tồn tại khi tạo ra AM, thức uống nhanh với hàm lượng cafein cao nhưng không thuyết phục được khách hàng. Trong khi đó, thành công của Snapple đến từ việc định vị sản phẩm như một thương hiệu duy nhất- là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất đồ uống với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Các nhà sáng lập công ty duy trì một cửa hàng tại Manhattan và sử dụng Slogan “ 100% tự nhiên ”. Đối tượng khách hàng mục tiêu của Snapple cũng được định vị rõ ràng bao gồm khách du lịch, sinh viên, các công nhân công sở cần một thức uống “nhanh” và bổ dưỡng, kết hợp chiến lược bán hàng độc đáo qua những thiết kế chai nhỏ gọn có thể dùng ngay. Chuỗi phân phối sử dụng triệt để lợi thế của các cửa hàng tiện lợi nhỏ, tỏa ra tận những ngóc ngách trong nội thành khi khách hàng có thể “ tạt qua mua hàng rồi đi ”. Các chiến lược này giúp Snapple đảm bảo một ngách thị trường bền vững và vẫn sinh lời, đồng thời phân biệt công ty với các đối thủ cạnh tranh trong suốt giai đoạn thập niên 80 và 90. Vào năm 1994, doanh thu của công ty đạt đỉnh với 674 triệu USD.
nhiều hơn cho 1 lần mua hàng. Đó chính là cơ sở để app phát triển và đưa ra cho người dùng những công thức, những món ăn ngon miệng và đơn giản nhất.
b. Tác động của nền kinh tế đến ngành thực phẩm hữu cơ
CƠ
2.1. Môi trường vĩ mô
2 .1.1. Tự nhiên
a. Đặc điểm môi trường tự nhiên ở Việt Nam
Môi trường tự nhiên các yếu tố thuộc về tự nhiên như đất, nước, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm về thổ nhưỡng, chu kì các mùa, thiên tai,... Đối với ngành nông nghiệp nói chung thì yếu tố tự nhiên cực kì quan trọng trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng theo không gian, thời gian, địa hình và khu vực vì vậy rất thích hợp trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Theo nguồn baochinhphu.vn , đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Có thể kể đến một số yếu tố quan trọng như: Tài nguyên đất : theo công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2021, Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.134.480 ha, trong đó tổng diện tích đất canh tác khoảng 27.994.319 ha với ba nhóm đất chính:
- Đất phù sa: chiếm 24%, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, đặc biệt là hai vùng châu thổ lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; chủ yếu để sản xuất lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày với diện tích khoảng 3 triệu ha.
- Đất Feralit: chiếm 65%, tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên với khoảng 16 triệu ha, phù hợp trồng cây công nghiệp..
- Đất mùn núi cao: chiếm 11%, tập trung ở các vùng núi cao nơi quá trình feralit diễn ra yếu, phù hợp trồng rừng đầu nguồn và cần sự bảo vệ nghiêm ngặt của Nhà nước.