Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Các vấn đề về Nghiên cứu Marketing, Slides of Marketing

Nghiên cứu Marketing, mục tiêu nghiên cứu, các loại nghiên cứu, các bước nghiên cứu

Typology: Slides

2022/2023

Uploaded on 03/12/2024

nguyen-nguyen-tran-bao
nguyen-nguyen-tran-bao 🇻🇳

1 document

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Chương 3 : Nghiên cứu Marketing
I. Nghiên cứu Marketing
1. Khái niệm nghiên cứu Marketing
_xác định thông tin cần có, thu thập phân tích một cách có hệ thống, có mục đích
để giải quyết các vấn đề liên quan đến Marketing, từ đó thiết kế phương pháp quản trị
thực hiện phân tích kết quả, định hướng và triển khai các chiến lược Marketing phù hợp.
_ Nghiên cứu Marketing gồm 2 hoạt động:
+ Nghiên cứu cơ bản: là nghiên cứu để phát triển, mở rộng kiến thức, tìm hiểu quy luật tự
nhiên, (nghiên cứu một lý thuyết đã được công nhận, từ đó phát triển kiến thức mới.)
+ Nghiên cứu ứng dụng:
Nghiên cứu phân khúc thị trường
Nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu giá sản phẩm
Nghiên cứu khuyến mãi
Nghiên cứu phân phối sản phẩm
2. Mục đích nghiên cứu Marketing
_ Hiểu rõ về thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ.
_ Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
_ Đánh giá đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu các chiến lược của họ.
_ Xác định cơ hội và thách thức trong thị trường.
_ Đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing đã thực hiện.
_ Tìm ra các giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh và tăng doanh số bán hàng.
_ Đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm, giá cả, vị trí và chiến lược quảng cáo.
_ Phát triển chiến lược marketing dựa trên các phân tích định lượng và định tính.
_ Tìm kiếm thông tin mới về thị trường và khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
3. Vai trò của nghiên cứu Marketing
_ Nhận dạng, xác định cơ hội và các vấn đề marketing
_ Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động marketing
_ Cung cấp thông tin, đề xuất các phương thức hành động hiệu quả hơn
_ Tiên liệu và phòng tránh rủi ro
_ Theo dõi việc thực hiện marketing
II. Các dạng nghiên cứu Marketing
Note : Chữ màu đen là nội dung cần nhớ để thuyết trình
Chữ màu xám là nội dung phụ, không cần nhớ
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download Các vấn đề về Nghiên cứu Marketing and more Slides Marketing in PDF only on Docsity!

Chương 3 : Nghiên cứu Marketing

I. Nghiên cứu Marketing

  1. Khái niệm nghiên cứu Marketing _ Là xác định thông tin cần có, thu thậpphân tích một cách có hệ thống, có mục đích để giải quyết các vấn đề liên quan đến Marketing, từ đó thiết kế phương pháp quản trị và thực hiện phân tích kết quả, định hướng và triển khai các chiến lược Marketing phù hợp. _ Nghiên cứu Marketing gồm 2 hoạt động: + Nghiên cứu cơ bản : là nghiên cứu để phát triển, mở rộng kiến thức, tìm hiểu quy luật tự nhiên, (nghiên cứu một lý thuyết đã được công nhận, từ đó phát triển kiến thức mới.) + Nghiên cứu ứng dụng :  Nghiên cứu phân khúc thị trường  Nghiên cứu sản phẩm  Nghiên cứu giá sản phẩm  Nghiên cứu khuyến mãi  Nghiên cứu phân phối sản phẩm
  2. Mục đích nghiên cứu Marketing _ Hiểu rõ về thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ. _ Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp _ Đánh giá đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu các chiến lược của họ. _ Xác định cơ hội và thách thức trong thị trường. _ Đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing đã thực hiện. _ Tìm ra các giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh và tăng doanh số bán hàng. _ Đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm, giá cả, vị trí và chiến lược quảng cáo. _ Phát triển chiến lược marketing dựa trên các phân tích định lượng và định tính. _ Tìm kiếm thông tin mới về thị trường và khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
  3. Vai trò của nghiên cứu Marketing _ Nhận dạng, xác định cơ hội và các vấn đề marketing _ Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động marketing _ Cung cấp thông tin, đề xuất các phương thức hành động hiệu quả hơn _ Tiên liệu và phòng tránh rủi ro _ Theo dõi việc thực hiện marketing

II. Các dạng nghiên cứu Marketing

Note : Chữ màu đen là nội dung cần nhớ để thuyết trình Chữ màu xám là nội dung phụ, không cần nhớ

1. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu a) Nghiên cứu cơ bản _ Là nghiên cứu nhằm mục đích phát triển toàn thể các hiểu biết cho mọi người nói chung và chuyên ngành nói riêng. Nghiên cứu cơ bản thường công bố công khai để mọi người có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này cho việc nghiên cứu của mình. Ví dụ: Nghiên cứu chỉ số giá, chỉ số tăng trưởng kinh tế, chỉ số tăng trưởng dân số... b) Nghiên cứu ứng dụng _ Là nghiên cứu được dùng để giải quyết một vấn đề đặc biệt hay hướng dẫn đi đến một quyết định đặc biệt mang tính chất cá biệt cho cá nhân hoặc tổ chức. Ví dụ: Khi doanh số sụt giảm bất kỳ công ty nào cũng phải thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu lý do tại sao. _ Nghiên cứu ứng dụng là trọng tâm của nghiên cứu marketing 2. Dựa vào cách thức nghiên cứu a) Nghiên cứu tại bàn _ Là phương pháp nghiên cứu mà các dữ liệu cần thu thập là dữ liệu thứ cấp. Đó là các dữ liệu đã thu thập và xử lý cho mục đích nào đó trước đây và được nhà nghiên cứu tiếp tục sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. b) Nghiên cứu tại hiện trường _ Là nghiên cứu mà các thông tin cần thu thập là dữ liệu sơ cấp. Đó là những dữ liệu mà công ty thu thập trực tiếp từ hiện trường chứ không phải là những dữ liệu được sử dụng hay xử lý trước đây. 3. Dựa vào đặc điểm thông tin a) Nghiên cứu định tính _ Có thể coi là một phương pháp dùng để khảo sát một vấn đề qua đó biết được “nội cảm” của người tiêu dùng. Kỹ thuật phân tích định tính áp dụng trong nghiên cứu động cơ của khách hàng khi thực hiện việc phỏng vấn trực tiếp với đối tượng người tiêu dùng. b) Nghiên cứu định lượng _ Là các nghiên cứu mà thông tin thu thập mang tính lượng hóa , nghĩa là có thể đo lường chúng bằng con số cụ thể, có ý nghĩa thống kê. 4. Dựa vào mức độ am hiểu thị trường a) Nghiên cứu khám phá _ Là hình thức nghiên cứu được thực hiện khi có vấn đề chưa được xác định rõ , là bước đầu tiên trong nghiên cứu với mục đích tìm hiểu sơ bộ lại vấn đề và khẳng định lại các vấn đề cần nghiên cứu. b) Nghiên cứu sơ bộ : nhằm mục đích làm rõ vấn đề phát hiện trong nghiên cứu khám phá. c) Nghiên cứu thăm dò : nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc những sự cố và mức độ rủi ro có thể xảy ra. 5. Dựa vào cách thức xử lý số liệu định lượng a) Nghiên cứu mô tả

 Phương pháp thu thập dữ liệu

  • Quan sát và lắng nghe
  • Phỏng vấn
  • Khảo sát/Thăm dò
  • Thử nghiệm
  • Thảo luận nhóm tập trung  Công cụ nghiên cứu
  • Bảng câu hỏi/ Bảng khảo sát: là loạt câu hỏi mà người thực hiện khảo sát phải trả lời. Có 2 loại chính là câu hỏi trắc nghiệm (chọn đáp án có sẵn) và câu hỏi mở (trả lời bằng lí lẽ và quan điểm của bản than)
  • Thiết bị công nghệ: Điện kế, thiết bị đo lường, đọc nhãn cầu mắt,… (để đọc được các chỉ số cảm xúc và suy nghĩ của người dùng)  Thiết kế mẫu Cần xây dựng một kế hoạch lấy mẫu dữ liệu với 3 yếu tố:
  • Đơn vị lấy mẫu (Đối tượng cần được khảo sát là ai?)
  • Số lượng đối tượng khảo sát là bao nhiêu?
  • Quy trình lấy mẫu nên chọn người trả lời khảo sát như thế nào? (Ngẫu nhiên hay theo tiêu chí?)  Phương pháp tiếp cận _ Qua điện thoại: Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời qua điện thoại -> Thu thập nhanh các thông tin _ Qua bưu điện: Gửi bộ câu hỏi và nhận câu trả lời qua bưu điện _ Tiếp xúc trực tiếp:
  • Phỏng vấn theo từng cá nhân: dùng bảng câu hỏi (chỉ nên trong vài phút)
  • Phỏng vấn theo nhóm: trao đổi và thảo luận về chủ đề đã được chuẩn bị trước (trao đổi trong vòng 1-3h với nhóm có số lượng từ 6-10 người)  Phương pháp phân tích dữ liệu ( nằm ngoài nội dung đang học, không cần nêu )  Kết cấu báo cáo kết quả  Thời gian tiến hành & kết thúc  Chi phí  Người quản lý và thực hiện

3. Thực hiện thu thập dữ liệu: như đã nêu sơ bộ trên phần thiết kế dữ liệu, sau đây nhóm sẽ trình bày chi tiết hơn. _ Phải đảm bảo rằng thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu đã được ghi chép hoặc cập nhật trên các phần mềm, ứng dụng một cách đầy đủ và rõ ràng, các thông tin cần được sắp xếp một các hợp lí và khoa học _ Một số phương pháp thu thập dữ liệu: + Quan sát và lắng nghe, thấu hiểu tâm lý, nhu cầu khách hang + Phỏng vấn: trực tiếp/thông qua thư tín/điện thoại/qua thư điện tử + Thăm dò/Khảo sát: thông qua bảng câu hỏi doanh nghiệp sẽ nắm được các ý kiến, kỳ vọng của khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng,..

  • Thử nghiệm: tại hiện trường hoặc tại phòng thí nghiệm
  • Thảo luận nhóm tập trung: sàng lọc và chọn ra một số lượng nhỏ các đối tượng tiêu biểu để tham gia vào cuộc nghiên cứu. ( Lúc này, người nghiên cứu sẽ đưa ra những câu hỏi tiêu biểu và người tham gia sẽ là những người trả lời và chia sẻ câu hỏi )

4. Phân tích dữ liệu _ Sau khi đã thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết, người nghiên cứu cần thực hiện phân tích, xử lý dữ liệu thu thập được. Bằng cách sử dụng các mô hình, phương pháp thống kê hiện đại trong hệ thống phân tích thông tin marketing. Các thông tin sẽ được tổng hợp và thể hiện dữ liệu trên các biểu bảng. _ Hình thức phân tích thông tin cơ bản: + Phân tích mô tả : bố trí dữ liệu dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị để người đọc có thể hiểu bức tranh toàn cảnh. (VD: lượt truy cập vào trang web, hay số lượng người dùng…) + Phân tích chuẩn đoán : cung cấp nhiều thông tin tổng quan chung để qua đó giúp bạn tìm ra nguyên nhân, kết quả của một vấn đề. (VD: số lượng khách truy cập vào website tháng này giảm đáng kể so với tháng trước. Sau khi điều tra thì phát hiện ra các nguyên nhân như tốc độ tải trang chậm, nhiều quảng cáo, tab bật lên gây khó khăn trong việc điều hướng trang web và người dùng nhấp ra trang web khác…) + Phân tích dự đoán : dựa trên những dữ liệu đã có, giúp doanh nghiệp dễ dàng định hình được kết quả trong tương lai một cách chính xác hơn. (VD: dữ liệu cho thấy sắp bắt đầu năm học mới, nhu cầu mua sắm sách vở tăng lên, các doanh nghiệp phải có kế hoạch để đẩy mạnh lượng khách hàng đến mua ở các đại lý, cửa hàng sỉ lẻ dụng cụ học tập..) + Phân tích theo quy định : kết hợp các phương pháp phân tích mô tả, dự đoán và chẩn đoán để tối ưu hóa quy trình hoạt động tiếp thị một cách tốt nhất. (VD: nhìn vào dữ liệu dự đoán cho thấy số quần áo đồng phục sẽ tăng lên vào đầu năm học, phân tích mô tả sẽ chỉ ra giải pháp tối ưu nhất, phân tích chẩn đoán sẽ tìm ra các điểm yêu của website từ đó nâng cấp hệ thống web đẩy lượng truy cập tăng lên.) 5. Báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu _ Trình bày những phát hiện hữu ích để hỗ trợ cho cấp quản lý khi đưa ra quyết định cuối cùng _ Cần nêu bật được các mối quan hệ, các hàm ý và ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu _ Tránh tập trung quá nhiều vào số liệu thống kê và kỹ thuật thống kê. *Cấu trúc báo cáo: _ Trang nhan đề _ Mục lục _ Lời giới thiệu : trình bày mục đích, lý do nghiên cứu _ Tóm tắt báo cáo _ Phương pháp áp dụng trong thu thập và phân tích