Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Bùi ngọc hải quản trị nhân lực, Cheat Sheet of Economics

Quản trị nhân lực (HR - Human Resources) là quá trình quản lý nhân sự của công ty hoặc tổ chức. Nó bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, thưởng và khen thưởng, quản lý hiệu suất và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự

Typology: Cheat Sheet

2020/2021

Uploaded on 05/04/2023

tu-tran-13
tu-tran-13 🇻🇳

5 documents

1 / 29

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Họ và tên: Bùi Ngọc Hải
Lớp: 61K-QT
MSV: 1954012499
ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC SK TOÀN CẦU
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
1.2.1. Mục tiêu
1.2.2. Nhiệm vụ
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
1.3.2. Phạm vi
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Kết cấu khóa luận
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d

Partial preview of the text

Download Bùi ngọc hải quản trị nhân lực and more Cheat Sheet Economics in PDF only on Docsity!

Họ và tên: Bùi Ngọc Hải Lớp: 61K-QT MSV: 1954012499 ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTIC SK TOÀN CẦU MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ 1.2.1. Mục tiêu 1.2.2. Nhiệm vụ 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng 1.3.2. Phạm vi 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Kết cấu khóa luận

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.1. Khái niệm

Xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương quan trọng hàng đầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên để các định nghĩa chính xác nhất về hoạt động xuất khẩu thì chỉ mới có từ đầu thế kỉ XXI. Đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau được các nhà kinh tế học, các học giả trong và ngoài nước đưa ra, cụ thể có thể kể đến như: Theo John J. Wild (International Business – The challenges of globalization –

  1. thì “ Xuất khẩu hàng hóa là hành động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác”. Theo khoản 1 điều 28, Luật thương mại Việt Nam (2005) đã xác định “hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổi Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Tóm lại, về cơ bản thì có thể hiểu hoạt động xuất khẩu là quá trình đưa các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác trên cơ sở thu được lợi nhuận cao hơn. Về mặt bản chất thì xuất khẩu chính là việc các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế với mục tiêu hạn chế tối đa chi phí và rủi ro nhằm thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể. Về mặt xã hội thì có thể thấy rõ ràng hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiến bộ xã hội, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có trình độ kinh tế tương đối thấp. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu về cơ bản chính là tiền tệ. Các doanh nghiệp sẽ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp nước ngoài, và sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền tệ dựa trên nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cũng có thể là ngoại tệ với doanh nghiệp nhập khẩu, thậm chí là ngoại tệ đối với cả hai bên. Chính vì vậy có thể kết luận rằng hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương. Ngày nay, khi toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu thì hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển, và được mở rộng ra trên tất cả các lĩnh

 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển: Về bản chất thì có thể thấy xuất khẩu được thực hiện dựa trên nguyên tắc sử dụng các hàng hoá và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán cho các quốc gia có nhu cầu, từ đó đem lại lợi ích cho cả 2 phía cũng như góp phần làm nền kinh tế quốc gia phát triển hơn. Như vậy thì xuất khẩu đã tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, cho phép mở rộng qui mô sản xuất, và mở ra cơ hội phát triển thêm rất nhiều ngành nghề mới. Dễ thấy, xuất khẩu đem lại nguồn thu không hề nhỏ cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, các công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, bởi lẽ đa phần các nước đang phát triển còn khá hạn chế về trình độ công nghệ – kỹ thu ật. Bên cạnh đó, vì thị trường tiêu thụ được mở rộng nên mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ngày một gay gắt hơn. Chính vì vậy mà các quốc gia buộc phải có sự cải tiến về quy trình sản xuất, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như trình độ khoa học - công nghệ cũng như trình độ quản lý để nâng cao năng lực sản xuất và ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới.  Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước: Về bản chất thì các mặt hàng xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới nên các quốc gia xuất khẩu sẽ cố gắng để phát triển các sản phẩm có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thế giới và ngược lại các sản phẩm không phù hợp, hiệu quả không cao sẽ bị đào thải và lãng quên. Chính vì vậy các quốc gia có xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, cơ sở để thực hiện xuất khẩu chính là khai thác lợi thế so sánh của quốc gia mình. Do vậy, khi chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế ngày một phát triển thì việc các quốc gia lựa chọn sản xuất các sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn, có lợi thế lớn đang dần trở thành xu hướng hướng tất yếu.  Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động: Như đã nói thì xuất khẩu có thể tạo ra cơ hội cho

các ngành khác phát triển. Thật vậy, một mặt hàng xuất khẩu phát triển sẽ mở ra cơ hội cho các nngành nghề mới liên quan xuất hiện và phát triển, từ đó tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động trong nước. Ví dụ ngành dệt may xuất khẩu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi tằm, ngành sản xuất bao bì, nhuộm… Chính vì vậy, ở nhiều quốc gia đặc biệt các quốc gia đang phát triển thì xuất khẩu được coi là một công cụ giải quyết nạn thất nghiệp rất hiệu quả. Như vậy xuất khẩu đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.  Cuối cùng, xuất khẩu là cơ sở để nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế, và là động lực thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước: Nhờ có xuất khẩu mà hàng hoá của các nước đã xuất hiện trên nhiều thị trường quốc tế. Chính điều này đã giúp các quốc gia quảng bá được hình ảnh cũng như nâng cao uy tín, khẳng đ ịnh thương hiệu của mình. Thông qua xuất khẩu mà các nước có thể thiết lập và mở rộng mối quan hệ đối ngoại dựa trên cơ sở các bên tham gia cùng có lợi. Do vậy hầu hết các quốc gia trong giai đoạn hiện nay đều đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để xây dựng các mối quan hệ kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân của mình. Mặt khác thì mặc dù xuất khẩu chỉ là một bộ phận của kinh tế đối ngoại xong sự phát triển của nó đã thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ tín dụng - vay nợ quốc tế, đầu tư nước ngoài, mở rộng vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, du lịch quốc tế… Và ngược lại sự phát triển của các quan hệ quốc tế này cũng tạo không ít thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, không sai khi có thể nói rằng xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Tóm lại thì có thể thấy đối với nền kinh tế quốc dân của một đất nước thì hoạt động xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, các quốc gia đều rất chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để có thể mạng lại lợi ích lớn nhất cho nền kinh tế của mình.  Đối với các doanh nghiệp Toàn cầu hoá hiện nay không chỉ thúc đẩy nền kinh tế quốc dân tham gia vào thị trường thế giới mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thị trường, vươn ra

nay, các quốc gia đều có chính sách thúc đẩy và phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.

1.1.4 Phân loại hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu trực ti ếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp cho các khách hàng của mình ở nước ngoài. Như vậy về bản chất thì đây là hình thức doanh nghiệp tự bỏ v ốn để để mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm để trực tiếp tiến hành bán hàng cho bên mua ở nước ngoài. Lúc này, tất cả các hoạt động liên qua đến xuất khẩu của doanh nghiệp với các đối tác sẽ không cần qua bất kì trung gian nào. Thông qua xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp sẽ tiết kiếm được các chi phí không cần thiết cũng như cải thiện được tốc độ giao hàng cho khách hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể kiểm soát được lượng hàng bán ra của mình, từ đó có thể đưa ra các điều chỉnh đối với nguồn nguyên liệu đầu vào để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, xuất khẩu trực tiếp lại xuất hiện tương đối ít ở thị trường Việt Nam, bởi lẽ nó chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có qui mô lớn mà đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ ở mức vừa và nhỏ. Mu ốn thực hiện xuất khẩu trực tiếp thì đòi hỏi c ác doanh nghiệp phải đào tạo được đội ngũ cán bộ ngoại thương có kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm đa dạng, phong phú, am hiểu sâu về buôn bán quốc tế. Đặc biệt các doanh nghiệp chỉ nên xuất khẩu khẩu trực khi đã có các hiểu biết rõ ràng về khách hàng, về nhu cầu thị trường để giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có. Các hình thức mà doanh nghiệp thường sử dụng khi thực hiện xuất khẩu trực tiếp qua thị trường quốc tế có thể kể đến như:  Đại diện bán hàng: Doanh nghiệp thường bố trí các nhân viên bán hàng của mình ở các thị trường khách hàng để thuận tiện hơn trong việc kiểm tra và thúc đẩy tiến độ xuất khẩu hàng hoá. Các nhân viên này được nhận lương và một phần hoa hồng dựa trên giá trị của đơn hàng xuất khẩu và không phải chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý.  Đại lý phân phối: Doanh nghiệp sử dụng các đại lý phân phối của mình và phân chia các thị trường tiêu thụ cho đại lý để thực hiện việc bán hàng cho khách

hàng. Khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải khống chế phạm vi, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Ưu điểm của phương thức này là  Doanh nghiệp tối ưu hoá được lợi thế sản xuất của mình và hạn chế được các chi phí trung gian không cần thiết, từ đó thu được lợi nhuận cao nhất.  Đôi bên có thể trực tiếp thương thảo để đưa ra một hợp đồng có lợi nhất cho cả hai từ giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức và thời hạn thanh toán,…  Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp về thị trường khách hàng từ đó có cơ sở để cải thiện chất lượng hàng hoá, dịch vụ của mình. Nhược điểm:  Dễ bị ảnh hưởng bởi thị trường biến động cũng như ứ đọng vốn do khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán, nhận hàng.  Các chi phí điều tra thị trường, hải quan,… tương đối lớn nên đòi hỏi quy mô xuất khẩu phải đủ lớn để có thể bù đắp được cho doanh nghiệp.  Dễ bị các khách hàng ép giá, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về thị trường xuất khẩu hoặc mới thâm nhập vào thị trường.  Xuất khẩu gián tiếp Trái ngược với xuất khẩu trực tiếp thì đây là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp thông qua trung gian thứ ba để bán hàng hoá và dịch vụ của mình cho khách hàng quốc tế. Về bản chất thì các trung gian không có quyền sở hữu hàng hoá của doanh nghiệp mà chỉ thực hiện các hoạt động phụ trợ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Một số tổ chức trung gian có thể kể đến như:  Đại lý: Có thể thể là cá nhân hoặc tổ chức đước doanh nghiệp xuất khẩu uỷ th ác để thiết lập các quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp và khách hàng nhập khẩu. Và đương nhiên đại lý cũng không có quyền sở hữu hàng hoá mà chỉ hỗ tr ợ doanh nghiệp xuất khẩu và nhận thù lao theo hợp đồng đại lý.  Công ty quản lý xuất khẩu: Là các công ty được doanh nghiệp xuất khẩu uy thác để quản lý và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Do vậy có

đến sự thay đổi của các quy định về xuất nhập khẩu. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các hình thức của phương thức buôn bán đối lưu bao gồm:  Trao đổi hàng hóa: Về bản chất thì đấy là hình thức hai bên thỏ a thuận trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà mỗ i bên muốn trên cơ sở tương đương về mặt giá trị.  Mua bồi hoàn: là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu sẽ mua lại một sản phẩm nào đó từ phía khác hàng trên cơ sở tương đương với giá trị đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.  Chuyển nợ: Là một hình thức thanh toán giữa hai bên tham gia vào hoạt động xuất khẩu, trong đó họ không sử dụng tiền tệ mà thanh toán bằng các chứng từ, giấy tờ tài chính có hiệu lực. Hay nói các khác là chuyển giao quyền thu hồi nợ cho nhau, để có thể giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan.  Mua lại: Là hình thức thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến, cụ thể thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cam kết mua lại các sản phẩm được sản xuất ra từ chính sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán cho khách hàng, thông thường là bên xuất khẩu sẽ là các doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghệ.  Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức xuất khẩu đặc biệt, bởi hàng hóa không hề chuyển dịch qua biên giới quốc gia mà chỉ chuyển giao quyền sở hữu qua khách hàng nước ngoài. Cụ thể thì hàng hóa thường được sản xuất trong nước vào giao tới cơ sở kinh doanh trong nước của khách hàng nước ngoài. Ưu điểm của việc xuất khẩu tại chỗ là giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rất nhiều các nguồn chi phi như chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm,… Đặc biệt giúp doanh nghiệp tối giản được các thủ tục xuất khẩu, hạn chế tối đa các rủi ro phải đối mặt trong quá trình thực hiện bởi doanh nghiệp được hoạt động ngay trong chính thị trường nội địa vô cùng quen thuộc. Thực tế thì khi thực hiện xuất khẩu tại ch ỗ , khách hàng thường là người sẽ chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp xuất khẩu chứ doanh nghiệp không phải tự đi tìm kiếm khách hàng. Hình thức xuất khẩu này được tiến hành thông qua việc bán hàng tại các hội chợ, triển lãm, địa điểm du lịch cho các khách nước ngoài.  Tạm nhập t ái xuất

Đây là quá trình doanh nghiệp trình nhập khẩu các sản phẩm hoặc hàng hóa từ đối tác tại một quốc gia nào đó, sau đó tái xuất khẩu chúng đến khách hàng ở một quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Các hình thức tái xuất.  Tái xuất: Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng về nước mình sau đó lại xuất sang nước khác đã thông qua thông quan xuất khẩu.  Chuyển khẩu: Là hình thức doanh nghiệp trực tiếp nhận tiền của khách hàng nhập khẩu và trực tiếp thanh toán tiền hàng cho đối tác xuất khẩu, còn không trực tiếp nhập khẩu hàng về nước mình mà hàng được chuyển trực tiếp từ đối tác đến phía khách hàng luôn. Một số trường hợp thì doanh nghiệp vẫn nhập khẩu hàng về nhưng chưa thông quan hải quan mà đợi để tiến hành xuất sang phía khách hàng nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này chính là giúp doanh nghiệp không cần tổ chức sản xuất, thu gom hàng hóa mà vẫn có thể kinh doanh xuất khẩu thu lợi nhuận. Đặc biệt , rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là tương đối thấp. Tuy nhiên để tạm nhập tái xuất thành công, các doanh nghiệp vẫn cần phải tìm hiểu về quy định của mỗ i quốc gia liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Nếu không tuân thủ các quy định đó, sản phẩm có thể bị chậm trễ trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhược điểm của hình thức này là đa số doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá cả và thời gian giao hàng của đối tác xuất khẩu. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa tới khách hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, khi toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng thì tạm nhập tái xuất thường ít được thực và chỉ thực hiện đa phần ở các thị trường thiếu hàng hóa hoặc không đủ năng lực, tài nguyên để sản xuất hàng hóa đó.

1.2. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

1.2.1. Nghiên cứu và lự a chọn thị trường xuất khẩu

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì điều đầu tiên cần làm luôn là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được xu hướng vận động của thị trường khách hàng, thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến thị trường. Từ đó các doanh nghiệp có thể đưa

Lập kế hoạch và chiến lược xuất khẩu là quá trình xác định các kế hoạch và hoạt động sẽ được thực hiện để phát triển thị trường xuất khẩu và tăng cường doanh số xuất khẩu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của lập kế hoạch và chiến lược xuất khẩu bao gồm:  Đánh giá tình hình thị trường: Tất cả các thông tin về thị trường, các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh, các hạn chế xuất khẩu, khoản vay h ỗ trợ từ chính phủ đều có thể trở thành lợi thế hoặc khó khăn cho doanh nghiệp.  Xác định các sản phẩm mục tiêu xuất khẩu: Các sản phẩm hoặc dịch vụ khi xuất khẩu cần thỏ a mãn được nhu cầu của phần lớn thị trường thì mới có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.  Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp không chỉ cần đánh giá thế mạnh và hạn chế của đối thủ nội địa trong thị trường khách hàng mà còn phải đặc biệt quan tâm tới các đối thủ cũng đang xuất khẩu hàng hóa sang thị trường đó như mình.  Xây dựng chiến lược tiếp thị: Xác định các kênh tiếp thị phù hợp, các chương trình khuyến mãi và quảng cáo để thúc đẩy doanh số xuất khẩu.  Phân tích chi phí và lợi nhuận: Xác định chi phí sản xuất, marketing và vận chuyển để đạt được lợi nhuận mong đợi.  Đề xuất các giải pháp để tăng cường năng lực xuất khẩu, bao gồm các chương trình đào tạo và cải tiến sản phẩm.  Điều chỉnh chiến lược: Theo dõi kết quả và điều chỉnh chiến lược phù hợp với thị trường và mục tiêu tổ chức hoặc doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy, để có thể tăng cường năng lực xuất khẩu cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận của mình trên thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác lập kế hoạch và xây dựng chiến lược xuất khẩu.

1.2.3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

1.2.3.1. Các bước giao dịch Giao dịch là quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa các đại diện của hai bên nhằm giải đáp các thắc mắc giữa doanh nghiệp và khách hàng nhập khẩu, hoặc trao đổi các thông tin về thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa,…

Các bước giao dịch thông thường bao gồm:  Bước 1: Hỏ i giá: Khách hàng sẽ đề nghị doanh nghiệp báo cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng.  Bước 2: Chào hàng: Doanh nghiệp sẽ đề nghị ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Có hai loại chào hàng là chào hàng cố định và chào hàng tự do.  Bước 3: Đặt hàng: Khách hàng sẽ đưa ra lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức đặt hàng.  Bước 4: Hoàn giá: khi khách hàng nhận được đơn chào hàng nhưng không chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng thì có thể đưa ra đề nghị mới gọi là hoàn giá  Bước 5: Chấp nhận: Đây là kết quả của quá trình hoàn giá. Khi đã chấp nhận thì có nghĩa là hợp đồng đã được thành lập.  Bước 6: Xác nhận: Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên. 1.2.3.2. Các hình thức đàm phán Để có thể thuận lợi ký kết các hợp đồng xuất khẩu thì hầu hết các doanh nghiệp đều phải chuẩn bị rất kĩ càng cho quá trình đàm phán. Vì vậy có thể thấy đàm phán là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện hợp đồng thành công. Tuy nhiên để đàm phán thành công thì không dễ dàng. Bởi lẽ doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường khách hàng, vào nhu cầu của người tiêu dùng, vào năng lực của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, và căn cứ vào năng lực của bản thân doanh nghiệp,… thì mới có thể đàm phán thành công, mang lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp mình. Các hình thức đàm phán thường được sử dụng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể kể đến như:  Đàm phán bằng thư, điện tín, điện thoại, fax…  Đàm phán trực tiếp: Hình thức này thường được áp dụng khi có hợp đồng lớn, cần trao đổi thông tin cụ thể, chi phí tương đối lớn nhưng hiệu quả công việc đạt được lại cao hơn rất nhiều. 1.2.3.3. Ký kết hợp đồng

 Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Doanh nghiệp cần tiến hành sản xuất hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp để thu gom đủ số lượng cũng như đảm bảo chất lượng hàng hóa như trong hợp đồng. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng hàng hóa thì doanh nghiệp phải cẩn trọng trong công tác bảo quản hàng hóa.  Làm thủ tục hải quan: Bao gồm các hoạt động như khai báo hải quan, kiểm tra hải quan cũng như chấp hành các quyết định về thông quan hàng hóa của bộ phận hải quan. Và nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải hỗ trợ cũng như nghiêm túc chấp hành các quyết định của hải quan, nếu vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.  Giao hàng cho người chuyên chở: Ngày nay đa số các hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp được tiến hành thông qua đường biển hoặc đường sắt. Chính vì vậy trước khi giao hàng lên phương tiện vận chuyển thì doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra lại một lượt chất lượng, số lượng hàng hóa. Đây được coi là địa điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán trong ngoại thương.  Thanh toán hợp đồng: Vì hai bên trong hợp đồng xuất khẩu thường sử dụng các đồng tiền thanh toán khác nhau nên doanh nghiệp nếu muốn được thanh toán tiền hàng sớm thì phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ theo như qui định hay cam kết như: hoá đơn thương mại, vận đơn thương mại, giấy biên nhận gửi hàng...  Giải quyết tranh chấp khiếu nại (nếu có): Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp và khách hàng nên dựa vào hợp đồng để tìm biện pháp hòa giải, duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài. Nếu vẫn không thể hòa giải thì cần tìm đến trọng tài quốc tế hoặc tòa án quốc tế để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

1.3.1. Khả năng xâm nhậ p, mở rộng và phát triển thị trường

Đây là chỉ tiêu định tính nên doanh nghiệp không thể hiện được dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Cụ thể thì chỉ tiêu này cho thấy kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả

năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn. Các tiêu chí quan trọng trong việc thể hiện khả năng xâm nhập và mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có thể kể đến như:

 Nghiên cứu thị trường: Nắm rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh bằng cách nghiên cứu thị trường, khảo sát, phân tích dữ liệu để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cơ hội và thách thức trong ngành.  Tìm kiếm đối tác: Tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm và sự trải nghiệm trong lĩnh vực tương tự để hợp tác, học hỏ i kinh nghiệm và phát triển cùng thị trường.  Xây dựng mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng, nhà sản xuất, đại lý địa phương để xây dựng niềm tin, tăng độ tin cậy và tiếp cận khách hàng địa phương.  Dịch vụ khách hàng tốt: Cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương, tạo sự yên tâm và tin tưởng.  Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ để tiếp cận thị trường mới, tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận.  Quảng bá thương hiệu: Quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi thông qua các kênh truyền thông và công nghệ mới nhất để tăng tính hiệu quả và nhận diện của thương hiệu.  Điều chỉnh chiến lược: Điều chỉnh chiến lược kinh doanh liên tục để phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng.

1.3.2. Chỉ tiêu lợi nhu ậ n

Chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu định lượng, có vai trò tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Lợi nhuận về cơ bản chính là nguồn tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Chính vì vậy đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Lợi nhuận XK = TR – TC

Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ giữa doanh thu ngoại tệ đối với tổng giá thành xuất khẩu nội tệ. Tổng giá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, các chi phí mua và bán xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu bằng ngoại tệ là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu. Thu nhập nội tệ của hàng hóa xuất khẩu sẽ được quy đổi dựa theo tỷ giá hối đoái hiện hành từ số ngoại tệ thu được do xuất khẩu.

1.3.4. Tỷ suất doanh thu trên chi phí

Dx = (^) CxTx × 100 %

Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu

Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ) Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.

1.3.5. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = Thu Tổng^ nhập nội^ ngoạitệ xuất^ tệ ( khẩuUSD )

Về bản chất thì chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng nội tệ để đổi lấy một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bố thì nên doanh nghiệp nên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và ngược lại.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

1.4.1. Nhân tố bên ngoài

1.4.1.1. Môi trường vĩ môMôi trường chính trị pháp luậ t Chính trị pháp luật của một quốc gia có thể có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Bởi lẽ chính trị và pháp luật chính là nền tảng, là hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả xuất khẩu. Nó ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm cũng như mở rộng thị trường xuất

khẩu của doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp khó có cơ hội nắm bắt các thời cơ kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Cụ thể, có thể kể đến các ảnh hưởng của chính trị lên hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như:  Thay đổi chính sách thương mại: Chính sách thương mại của từng quốc gia có thể ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của các quốc gia khác. Việc áp đặt thuế quan hay giới hạn xuất khẩu sẽ làm giảm thị trường nhập khẩu của các quốc gia xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.  Điều chỉnh các quy định đầu tư: Quy định về đầu tư của các quốc gia, bao gồm cả chính sách thuế và giá cả cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư của các doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.  Ảnh hưởng của chính sách tài chính: Sự biến động của t ỷ giá và chính sách tài chính của các quốc gia cũng có ảnh hưởng đến giá cả và doanh số xuất khẩu. Không chỉ chính trị mà pháp luật cũng có những tác động rõ rệt lên hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, tiêu biểu có thể kể đến như:  Triển khai các biện pháp bảo hộ thương mại: Các biện pháp bảo hộ thương mại bao gồm tăng thuế quan, giới hạn số lượng sản phẩm nhập khẩu, phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn cho người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.  Quy định về vận chuyển và phân phối hàng hóa: Các quy định về vận chuyển và phân phối hàng hóa, bao gồm cả chính sách về quản lý và phân phối hàng hóa, hàng hóa bị hư h ỏ ng hoặc thất lạc cũng ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, giá cả và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.  Quy định về bản quyền và sở hữu trí tuệ: Bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng là một yếu tố quan trọng đối với xuất khẩu. Các ảnh hưởng của pháp luật đến việc bảo vệ và quản lý các quyền sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp xuất khẩu.  Môi trường văn hóa xã hội Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, xuất khẩu đang trở thành một trong những ngành phát triển quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Xuất khẩu