



Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Bai kiem tra cuoi ki hoc phan chu nghia xa hoi khoa hoc
Typology: Assignments
1 / 6
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Bài làm Câu 1. Thông qua lao động khoa học nghiêm túc, công phu, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn tích cực không mệt mỏi, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị - từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa và thành quả của sự chuyển biến lập trường và tư tưởng chính trị đó chính là ba phát kiến vĩ đại: sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; tìm ra học thuyết giá trị thặng dư và tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Chính ba phát kiến vĩ đại này đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung. Phát kiến đầu tiên chúng ta cần kể đến chủ nghĩa duy vật lịch sử. C.Mác và Ăng-ghen đã tiến hành phê phán và cải tạo căn bản phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ- bắc; đồng thời có sự vận dụng và phát triển thành công những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại trước đó như quan điểm duy vật và phương pháp
HỌC KỲ 02 NĂM HỌC 2 023 – 2024 (Phần dành cho sinh viên/ học viên) Bài thi học phần: 232_HCMI0121_ Mã số đề thi: 06 Ngày thi: 08/06/2024. Tổng số trang : 06 Số báo danh: 11 Mã số SV/HV : 22D Lớp: K58E Họ và tên: Vũ Đức Biển Điểm kết luận: GV chấm thi 1 : …….………………………...... GV chấm thi 2: …….………………………...... SV/HV không được viết vào cột này) Điểm từng câu, diểm thưởng (nếu có) và điểm toàn bài GV chấm 1: Câu 1: ……… điểm Câu 2: ……… điểm …………………. …………………. Cộng …… điểm GV chấm 2: Câu 1: ……… điểm Câu 2: ……… điểm …………………. …………………. Cộng …… điểm
biện chứng từ triết học Hy Lạp cổ đại cho đến triết học cổ điển Đức để từ đó nghiên cứu về đời sống xã hội. Bên cạnh đó, còn có những quan điểm tiến bộ của C.Mác như: việc nghiên cứu lịch sử xã hội phải xuất phát từ con người hiện thực; khẳng định tầm quan trọng của sản xuất vật chất trong quá trình tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người; khẳng định lịch sử chính là lịch sử hoạt động của những con người hiện thực, không phải là siêu nhiên, thần bí, tự phát mà hoàn toàn có thể nhận thức được, vận động một cách có quy luật, dựa trên những tiền đề hiện thực và là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Bằng cách đó, hai ông đã phát hiện ra những quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, từ đó sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ăng-ghen đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử loài người. Và với phát kiến vĩ đại đầu tiên này, C.Mác và Ăng- ghen đã luận giải thành công về phương diện triết học sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản. Phát kiến vĩ đại thứ hai là học thuyết giá trị thăng dư. C.Mác và Ăng-ghen đã vận dụng những quan điểm duy vật lịch sử và những yếu tố hợp lý của kinh tế học chính trị cổ điển Anh vào việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách toàn diện và có tính phê phán triệt để. Ngoài ra, với quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên; phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, phản ánh quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê dựa trên quan hệ trao đổi vật ngang giá, được che dấu bởi vẻ bề ngoài tự do và bình đẳng. Với học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác và Ăng-ghen không chỉ phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ những luận điệu về “tự nguyện”, “công bằng” trong quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân; chỉ rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của xã hội tư bản (mâu thuẫn lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa với quan hệ sản xuất sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, giữa giai cấp công nhân với những nhà tư bản, giữa những nhà tư bản với nhau trong quá trình cạnh tranh để đạt giá trị thăng dư tối đa...). Học thuyết
nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, thể hiện tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân là bởi, thứ nhất, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo; thứ hai, nhà nước xã hội chủ nghĩa có mục đích xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, và mục đích này gắn với sứ mệnh lịch sử của giiai cấp công nhân; thứ ba, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, mà Đảng Cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân; thứ tư, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nền tảng tư tưởng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo, tính nhân dân rộng rãi của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện thông qua: nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhân dân có quyền giới thiệu các đại biểu, tham gia vào bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương,…; quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện và nó chính là biểu hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng, tính dân tộc sâu sắc được thể hiện thông qua việc nhà nước xã hội chủ nghĩa hướng tới lợi ích gắn chặt với lợi ích chân chính của dân tộc, ngoài ra nhà nước không có lợi ích nào khác. Ví dụ, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó sự thống trị của giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động được thể hiện. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân cũng như các tầng lớp lao động, đồng thời xóa bỏ sự bất bình đẳng xã hội. Đồng thời, nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước nhân dân, đại diện cho quyền lợi và quyền lực của nhân dân. Nguyên tắc "quyền lực tuyệt đối thuộc về nhân dân" là nguyên tắc cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về phương diện kinh tế, nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cũng là điểm khác biệt so với những nhà nước trước đó đã xuất hiện trong lịch sử, ví dụ như nhà nước tư sản dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã xóa bỏ đặc quyền sở hữu tư liệu sản xuất của thiểu số để khôi phục quyền sở hữu cho đa số nhân dân lao động, mà rộng hơn là cho toàn xã hội; kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển của mọi thành tựu mà nhân loại đã
tạo ra trong lịch sử, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, kìm hãm,… nhất là bản chất tư hữu, bóc lột bất công đối với đa số nhân dân. Do đó, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế quan trọng để tạo nên một xã hội công bằng, bình đẳng, là cơ sở kinh tế chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ví dụ, tại Việt Nam, nhà nước đã thể chế hóa quan điểm, thể hiện trong điều 53 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nuyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Về phương diện văn hóa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là chủ nghĩa Mác – Lê-nin và những giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại, đồng thời mang bản sắc riêng của dân tộc. Xã hội xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – Lê-nin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời là sự kế thừa, phát huy những tinh hóa văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp thu những giá trị văn hóa – tư tưởng tưởng tiến bộ, văn minh ở các quốc gia, dân tộc khác. Nhân dân được quyền làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện hai chức năng cơ bản: một là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và hai là, chức năng trấn áp. Đầu tiên là chức năng cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là nội dung chủ yếu, quan trọng nhất, cũng là mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp vĩ đại, đồng thời cũng là công cuộc khó khăn và cực kì phức tạp, đòi hỏi bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù, đồng thời có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó việc tổ chức quản lý kinh tế là nhiều khó khăn và quan trọng nhất. Tiếp theo là chức năng trấn áp. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, chắc năng trấn áp này mặc dù vẫn tồn tại, nhưng vì là bộ máy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra nhằm đè bẹ p sự phản kháng của giai cấp bóc lột tuy đã bị lật đổ nhưng vẫn còn tiềm